Hiện nay, có rất nhiều chị em gặp phải tình trạng mất ngủ sau chuyển phôi. Điều này vô tình khiến họ rơi vào trạng thái âu lo, căng thẳng, một phần ảnh hưởng tới thai kỳ. Vậy, nguyên nhân nào gây nên tình trạng này? Nó có nguy hiểm không và hướng khắc phục sao cho hiệu quả?
Chuyển phôi được hiểu là một kỹ thuật trong quy trình thụ tinh ống nghiệm. Sau đó, nó sẽ được đưa vào trong tử cung của người phụ nữ. Thông thường, phôi được nuôi từ 3 – 5 ngày.
Chuyển phôi thực hiện khoảng từ ngày 18 – 20 của chu kỳ kinh niêm mạc sẽ được đưa vào tử cung người mẹ. Độ dày tử cung mẹ cần từ 9 – 10mm và đồng thời cũng cần đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Nội dung chính trong bài
1. Biểu hiện của mất ngủ sau chuyển phôi

Sau chuyển phôi chính là giai đoạn phôi phát triển thành thai nhi. Nhưng, đây cũng chính là khoảng thời gian mà rất nhiều mẹ gặp phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ. Điều này khiến cho mẹ càng trở nên lo lắng và mệt mỏi.
Những biểu hiện rất rõ ràng và dễ nhận biết như:
– Đêm không thể ngủ, thường trằn trọc; ngủ được lại tỉnh giấc và khó để ngủ lại.
– Trong người luôn có cảm giác khó chịu, bức rức; một số chị em còn bị đau đầu.
– Tâm trạng bất an, lo lắng, căng thẳng.
– Do ban đêm không ngủ được nên vào ban ngày thường có cảm giác ủ rũ, mệt mỏi. Điều này càng khiến cho bản thân mẹ căng thẳng. Đôi khi việc kiểm soát tâm trạng khó khăn, dễ cáu gắt, muộn phiền.
2. Nguyên nhân khiến chị em mất ngủ sau chuyển phôi
Trước tình trạng mất ngủ sau chuyển phôi hầu hết các chị em và người nhà đều lo lắng. Cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh thì mới có hướng điều trị phù hợp và kịp thời.
Vậy, nguyên nhân nào gây nên hiện tượng mất ngủ này?
# Do sự thay đổi nội tiết tố

Khi chuyển phôi, cơ thể mẹ cũng có sự thay đổi nội tiết tố như bắt đầu một thai kỳ. Chính điều này khiến cho mẹ gặp khó khăn khi đi ngủ.
– Khi chuẩn bị cho giai đoạn chuyển phôi, cơ thể mẹ cần phải có hormone Estrogen để niêm mạc cổ tử cung phát triển cũng như ức chế quá trình rụng trứng.
– Đồng thời, khi niêm mạc đã dày tới một kích thước nhất định thì Progesterone sẽ được kích thích sản sinh để chuẩn bị cho việc chuyển phôi. Nội tiết tố này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc làm tổ phôi cũng như tăng tỉ lệ thụ thai.
– Khi các hormone trong cơ thể thay đổi quá đột ngột; cơ thể chưa kịp thích ứng với điều này thì giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng. Tình trạng mất ngủ sau chuyển phôi vì thế mà diễn ra.
# Do chị em suy nghĩ quá nhiều
Yếu tố tâm lý ảnh hưởng cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ sau chuyển phôi.
Chắc chắn, khi làm phương pháp này bất cứ chị em nào cũng đã mất rất nhiều thời gian, công sức và sự hy vọng. Đặc biệt, sau chuyển phôi là khoảng thời gian cha mẹ gửi gắm nhiều hy vọng nhưng cũng đầy sự lo lắng. Chính điều này cũng khiến mẹ gặp phải những áp lực vô hình, dễ bận tâm, căng thẳng quá mức.
Khi tâm trạng không tốt giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Mẹ dễ ngủ không ngon giấc, dễ tỉnh giấc lúc nửa đêm và một phần ảnh hưởng tới kết quả của quá trình thụ thai.
Cùng với đó, tình trạng mất ngủ lại khiến cho các mẹ càng lo lắng. Do đó, cố gắng ổn định tâm lý để tinh thần vui vẻ, thoải mái cũng sẽ giúp cho các mẹ có thể ổn định giấc ngủ của mình nhiều hơn.
# Cơ thể có những thay đổi

Sau khi chuyển phôi, cơ thể mẹ có những thay đổi nhất định, điều này cũng dễ hiểu bởi phôi sẽ bắt đầu làm ổ ở tử cung, thai nhi cũng vì thế hình thành. Xu hướng buồn đi tiểu tăng lên, điều này cũng diễn ra vào ban đêm khi ngủ.
Đây là một biểu hiện bình thường, chị em đi vệ sinh như thường và không nên quá căng thẳng. Đi vệ sinh ngồi bồn cầu sẽ tốt nhất, đi lại nhẹ nhàng, tránh những sự cố nguy hiểm như ngã, trượt chân…
Bên cạnh đó, hầu hết các mẹ sẽ có những hiểu hiện điển hình như:
– Nhiệt độ cơ thể có xu hướng tăng lên
– Mệt mỏi dài ngày sau chuyển phôi, đầu đau, người không có sức
– Chướng bụng, đôi khi là nhói bụng, điều này là quá trình phôi làm tổ; mẹ không cần quá lo lắng.
– Căng tức ngực và đau đầu ti.
3. Mất ngủ sau chuyển phôi thường kéo dài bao lâu?
Thời gian mất ngủ sau chuyển phôi thường sẽ có sự khác nhau giữa các mẹ. Nếu mẹ có thể điều chỉnh và kiểm soát tâm lý tốt thì sẽ nhanh chóng ngủ lại ngon giấc. Có những mẹ tâm lý không ổn định có thể kéo dài vài tuần.
Trong thực tế, khi bắt đầu thai kỳ, tình trạng mất ngủ khi mang thai hoàn toàn có thể diễn ra. Do đó, tình trạng mất ngủ đôi khi không thuyên giảm mà còn có xu hướng nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp này, lời khuyên được đưa ra là cần nhanh chóng thăm khám để được hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt.
4. 3 Hướng khắc phục khi bị mất ngủ sau chuyển phôi

Nhiều người đậu thai không thành công cho rằng, chính việc mất ngủ trong giai đoạn này khiến họ không thành công. Nhưng, điều này là không đúng. Việc thụ thai thành công hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: sức khỏe, tinh thần và thể chất của mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ ngủ đủ giấc thì việc bám và phát triển của phôi thai sẽ tốt hơn.
Vậy, làm sao để khắc phục tình trạng mất ngủ sau chuyển phôi?
Về chế độ dinh dưỡng: Trong giai đoạn này, chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Có nhiều loại thực phẩm có thể khiến cho bạn bị sảy thai. Một số loại bạn nên tránh: rau ngót, đu đủ, nước dừa. Hạn chế ăn mặn, chua, cay…
Tinh thần: Mẹ đừng quá lo lắng, hãy để tâm trạng thoải mái. Nếu mẹ thường xuyên căng thẳng, khó đi vào giấc ngủ thì có thể ngâm chân hoặc chọn tư thế ngủ mà bạn dễ ngủ nhất.
Thăm khám: Nếu tình trạng mất ngủ quá nghiêm trọng, cả đêm chị em không thể ngủ, tình trạng có xu hướng kéo dài nhiều ngày liên tục thì tốt nhất nên thăm khám.
Mất ngủ sau chuyển phôi là vấn đề rất nhiều chị em gặp phải. Cần phải xác định được nguyên nhân để có hướng khắc phục phù hợp. Chắc chắn, nếu chị em lắng nghe cơ thể và có hướng khắc phục thì bạn sẽ có giấc ngủ ngon hơn.
Xem thêm: