4 Nguyên nhân gây mất ngủ sau hóa trị phổ biến

Rất nhiều người gặp phải tình trạng mất ngủ sau hóa trị. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần và khiến bệnh ung thư có xu hướng nghiêm trọng hơn. Vậy, nguyên nhân do đâu dẫn tới tình trạng này và hướng khắc phục như thế nào cho an toàn?

1. Mất ngủ sau hóa trị nguyên nhân do đâu?

Ngủ đủ giấc được đánh giá là cần thiết cho sức khỏe cũng như tinh thần của con người. Một người bình thường khi bị rối loạn giấc ngủ sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe. Nên, đối với một người đang bị bệnh, đặc biệt là ung thư thì chắc chắn sự ảnh hưởng sẽ còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Theo nghiên cứu, tình trạng mất ngủ sau hóa trị ở bệnh nhân K đa phần là do khối u gây nên. Có tới hơn 50% người bệnh ung thư gặp các vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Rối loạn chu kỳ giấc ngủ và thiếu ngủ gây nên những bất thường cực lớn đối với đối tượng này.

Theo các chuyên gia, có 4 nguyên nhân khiến cho người sau hóa trị bị mất ngủ.

– Thứ nhất, tác dụng phụ của điều trị

Mất ngủ sau hóa trị nguyên nhân do đâu?
Tác dụng phụ của quá trình điều trị có thể gây mất ngủ sau hóa trị

Những đau đớn và mệt mỏi của quá trình điều trị ảnh hưởng rất lớn tới chu kỳ giấc ngủ. Đau đớn do hóa trị, truyền thuốc, rối loạn GI và GU, rối loạn hô hấp, người luôn mệt mỏi… Tất cả những điều này đều khiến cho giấc ngủ không thể nào ngon giấc. 

– Thứ 2, do ảnh hưởng của một số loại thuốc

Để điều trị ung thư, bản thân người bệnh phải sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau như: thuốc an thần, các loại vitamin, thuốc giảm đau, thuốc giao cảm… Chúng đều gây nên những tác dụng tiêu cực cho giấc ngủ.

Những loại thuốc điển hình có thể gây nên tình trạng mất ngủ sau hóa trị như:

– Corticosteroid.

– Các chất ức chế monoamin oxydase.

– Thuốc an thần và thuốc ngủ …

– Thứ 3, vấn đề do tâm lý gây nên

Bất cứ người bệnh nào khi được chẩn đoán mắc bệnh K đều hoang mang, lo lắng. Quá trình điều trị vừa đau đớn, vừa tốn kém khiến bản thân họ vô cùng mỏi mệt. Điều này kéo dài ảnh hưởng rất lớn tới giấc ngủ.

Hiện tượng căng thẳng, lo âu và trầm cao sau điều trị được coi là bình thường khi một người bị ung thư. Nó cũng sẽ gây nên hiện tượng mất ngủ.

– Thứ 4, do ảnh hưởng của việc nằm viện quá lâu ngày

Nằm viện quá lâu là nguyên nhân gây mất ngủ sau hóa trị
Nằm viện quá lâu là nguyên nhân gây mất ngủ sau hóa trị

Việc ngủ trong bệnh viện chắc chắn sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với nằm ngủ trên chiếc giường êm tại nhà. Việc có được một giấc ngủ ngon trong bệnh viện thực sự sẽ cực kỳ khó khăn.

– Tại bệnh viện mỗi bệnh nhân nằm trên một chiếc giường với nhiệt độ, anh sáng, tiếng ồn ảnh hưởng và bản thân không thể tự điều chỉnh.

– Giờ giấc cần phải điều chỉnh theo giờ khám chữa bệnh.

– Ở trong bệnh viện lâu sẽ ảnh hưởng tới tâm trạng của người bệnh.

2. Hướng khắc phục tình trạng mất ngủ sau hóa trị

Để khắc phục tình trạng mất ngủ sau hóa trị thực tế không quá phức tạp, bằng việc điều chỉnh những thói quen trọng cuộc sống, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý và có thể kết hợp với các liệu pháp thư giãn hoàn toàn có thể mang tới một giấc ngủ ngon.

Xây dựng các thói quen cho giấc ngủ

– Cố gắng giữ cho phòng ngủ yên tĩnh, sạch sẽ, thoải mái; điều chỉnh nhiệt độ cũng như ánh sáng phù hợp. Chăn gối phải sạch sẽ, khô thoáng để cơ thể có được cảm giác dễ chịu nhất.

– Hạn chế uống nhiều nước cũng như ăn quá no vào buổi tối. Điều này vừa giúp bạn không bị nặng bụng mà còn hạn chế việc đi vệ sinh quá nhiều lần trong đêm. Đi vệ sinh nhiều lần khiến cho giấc ngủ bị gián đoạn và việc ngủ lại cũng vì thế gặp nhiều khó khăn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng và vận động

Xây dựng chế độ dinh dưỡng và vận động
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh

– Đối với người bị bệnh ung thư, có rất nhiều loại thực phẩm cần phải kiêng khem. Hơn nữa, để có một giấc ngủ ngon thì cần loại bỏ những loại thực phẩm sau ra khỏi chế độ ăn mỗi ngày: Món cay, quá mặn; không uống rượu bia, không hút thuốc lá…

– Ăn uống nhẹ nhàng, buổi tối có thể ăn thêm sữa hoặc trứng luộc để giấc ngủ đến ngon và tự nhiên hơn.

– Hình thành thói quen đi ngủ và thức dậy mỗi ngày trong một khoảng giờ

– Không tập thể dục nặng trước giờ đi ngủ, tập trước khi đi ngủ khoảng 3 giờ là tốt nhất.

– Hạn chế xem tivi, thiết bị điện tử; thay vào đó là đọc sách, tạp chí.

Sử dụng thêm các liệu pháp thư giãn

Hiện nay, có khá nhiều bài tập trị liệu giúp người mất ngủ có thể ngủ ngon. Bạn có thể tham khảo cách này để lấy lại giấc ngủ ngon cho mình.

Đồng thời có thể ngâm chân, xông tinh dầu cho không gian để tinh thần được thư thái, dễ chịu.

Mất ngủ sau hóa trị gây nên những tác động không tốt cho người bị bệnh. Do đó, cần nhanh chóng xác định được nguyên nhân cũng như cách khắc phục để người bệnh có thể nhanh chóng khắc phục.

Xem thêm bài viết liên quan:

Bạn cũng có thể thích