Những nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến nhưng dễ bị bỏ qua

Mất ngủ nếu không điều trị sớm sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới thể chất cũng như tinh thần. Do đó, cần phải xác định càng sớm càng tốt nguyên nhân gây mất ngủ do đâu để có hướng chữa trị phù hợp.

Hiểu một cách đơn giản nhất, mất ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ. Nó là triệu chứng thường gặp trong các rối loạn tâm thần nội sinh hay thực thể mà nhiều người hiện nay đang gặp phải. Cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh mất ngủ thì mới có được cách chữa mất ngủ phù hợp.

1. Thay đổi múi giờ – nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến hàng đầu

Những chuyến bay dài có thể khiến bạn mất ngủ

Những chuyến bay dài từ châu lục này qua châu lục khác luôn khiến cho một người gặp phải hiện tượng chênh lệch múi giờ. Đây là vấn đề hoàn toàn bình thường và có thể gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Hiện tượng mất ngủ do chênh lệch múi giờ còn được gọi bằng một khái niệm khác: jet-lag

Jet-lag gây nên sự gián đoạn của hai nơ ron thần kinh tuy riêng biệt nhưng lại được liên kết trong não. Một trong đó có liên quan đến ngủ sâu và ảnh hưởng tới tình trạng mệt mỏi thể chất.

Vậy nên, khi bị thay đổi múi giờ mà cơ thể chưa kịp thích nghi thì bạn sẽ rơi vào tình trạng bị mất ngủ cũng như sức khỏe cơ thể và các hoạt động thể chất khác cũng bị giảm sút theo.

2. Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử gây mất ngủ

Một thói quen không chỉ người trẻ tuổi mà rất nhiều người trong mọi độ tuổi khác nhau thường gặp đó chính là sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. 

Trong cơ thể, Melatonin được biết đến là một loại hormone tồn tại tự nhiên. Chúng có vai trò trong việc duy trì nhịp sinh học của một người; đồng thời đảm bảo cho cơ thể có được một giấc ngủ ngon và hoàn toàn tỉnh táo vào ngày hôm sau.

Thông qua chu kỳ ngày và đêm, Melatonin được tổng hợp. Bóng tối giúp cho quá trình tổng hợp Melatonin tăng lên và các yếu tố cho giấc ngủ được chuẩn bị. Ngược lại, ánh sáng cũng là dấu hiệu để Melatonin giảm xuống, cơ thể chuẩn bị thức dậy.

Sử dụng điện thoại, iPad hay máy tính với ánh sáng xanh nhân tạo ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình tiết Melatonin. Nhịp sinh học bị rối loạn và cơ thể thường bị mất ngủ, sáng hôm sau tỉnh dậy sẽ uể oải, mệt mỏi.

Hơn nữa, dùng điện thoại cũng khiến cho não bộ phải tăng cường sự tập trung; đây cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng khó ngủ.

Sử dụng thiết bị điện tử gây mất ngủ chính vì thế hãy tránh xa những thiết bị này để có được một sức khỏe tốt nhất, một giấc ngủ trọn vẹn.

3. Stress, căng thẳng thần kinh

Stress là một nguyên nhân điển hình gây bệnh mất ngủ

Theo nghiên cứu của Học viện Y học về giấc ngủ thì: stress là một nguyên nhân điển hình gây bệnh mất ngủ và ngược lại. Những âu lo, suy nghĩ khiến cho não bộ rơi vào tình trạng căng thẳng, nó chính là nguyên nhân gây mất ngủ.

Stress khiến cho hệ thống thần kinh truyền tín hiệu tới tuyến thượng thận giải phóng adrenaline và cortisol khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng và quá trình tiêu hóa cũng thay đổi. Không chỉ vậy, cơ bắp cũng căng lên, đau đầu xuất hiện. Một số người gặp vấn đề trong việc thở, hoảng loạn, tăng nhịp tim, co thắt cơ tim tăng… 

Không chỉ dừng lại ở việc ảnh hưởng tới giấc ngủ, stress còn có thể khiến cho một người bình thường gặp phải nhiều bệnh lý nguy hiểm khác: tim mạch, huyết áp, đột quỵ…

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết nguyên nhân gây bệnh mất ngủ này TẠI ĐÂY.

4. Sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn

Uống rượu bia khiến cho tình trạng mất ngủ trở nên trầm trọng hơn

Trong thực tế, rất nhiều người bị mất ngủ đã chọn cho mình cách uống rượu, bia để dễ ngủ hơn. Uống rượu để giải sầu, uống vào sẽ quên hết và có thể ngủ ngon và sâu hơn. Tuy nhiên, đây là phương án hoàn toàn sai lầm và phản khoa học.

Uống rượu bia không tốt cho sức khỏe cũng như giấc ngủ. Uống rượu khiến cho lượng đường trong máu giảm xuống, ethanol trong rượu khiến cho não trở nên chậm chạp với những phản ứng và dễ chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, sau giấc ngủ người đó sẽ cảm thấy mệt mỏi, chất lượng giấc ngủ kém.

Những người có thói quen uống rượu bia trong thời gian dài thường gây nên những kích thích thần kinh và hưng phấn gây mất ngủ. Ngoài ra, giấc ngủ còn bị gián đoạn vì phải đi tiểu đêm nhiều lần.

Hút thuốc lá cũng là một nguyên nhân gây bệnh mất ngủ. Một nghiên cứu của Đại học Y khoa Rochester cho thấy: hút thuốc lá gây thay đổi nhịp sinh học và phá hỏng giấc ngủ ngon.

Nicotin là chất có trong thuốc lá, có tính kích thích mạnh nên khiến cho người thường xuyên hút thuốc có thể mất ngủ.

5. Đồ ăn nhanh – thủ phạm gây mất ngủ

Đồ ăn nhanh là một thủ phạm gây mất ngủ

Những món đồ ăn nhanh thực sự rất hấp dẫn và tiện lợi nhưng nó lại là một trong những thủ phạm gây nên bệnh mất ngủ. 

Trong đồ ăn nhanh có hàm lượng chất béo, đường, muối… cực cao. Đây đều là những gánh gặng cho đường tiêu hóa khiến cho dạ dày phải làm việc cả khi cơ thể được nghỉ ngơi. Đây chính là một nguyên nhân khiến cho nhiều người bị mất ngủ.

Không chỉ vậy, với những món ăn nhanh có vị ngọt thì không dễ bị phá vỡ để có thể chuyển hóa thành chất béo và từ đó gây nên bệnh béo phì. Do vậy, hãy tránh xa loại thực phẩm này vì đồ ăn nhanh gây mất ngủ cực nghiêm trọng.

6. Sử dụng một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể gây mất ngủ

Khi mắc một số bệnh lý, bạn bắt buộc phải sử dụng thuốc nhưng đó lại chính là nguyên nhân khiến cho bạn bị mất ngủ. 

Những loại thuốc này gây nên tác động trực tiếp tới các dẫn truyền thần kinh đặc hiệu và gây nên bệnh mất ngủ. Một số chất dẫn truyền thần kinh liên quan tới quá trình thúc đẩy trạng thái thức tỉnh: histamin, hypocretin, acetylcholin, serotonin,…

Một số loại thuốc gây mất ngủ điển hình như:

  • Thuốc chẹn alpha
  • Thuốc chống trầm cảm SSRI
  • Thuốc ức chế chuyển hóa ACE
  • Corticosteroid
  • Chất ức chế cholinesterase…

7. Nhiệt độ và ánh sáng phòng không phù hợp

Nên chuẩn bị một không gian ngủ thoáng mát

Một nguyên nhân bên ngoài tác động tới giấc ngủ và gây mất ngủ ở rất nhiều người chính là ánh sáng và nhiệt độ của phòng.

Phòng quá nóng, quá lạnh, ồn ào hay để quá nhiều ánh sáng bên ngoài lọt bên trong cũng có thể gây nên tình trạng mất ngủ. Do đó, cần phải chuẩn bị một phòng ngủ thoáng, nhiệt độ lý tưởng là từ 15 – 19 độ.

Cùng với đó, ánh sáng ảnh hưởng tới giải phóng melatonin, cần phải chuẩn bị phòng ngủ được che chắn phù hợp để đồng hồ sinh học không bị đảo lộn, không tỉnh giấc lúc  nửa đêm.

Một số người bị mất ngủ là do ngủ ở không gian khác. Nó còn được gọi là hiện tượng lạ giường. Điều này được các chuyên gia lý giải: khi ở một không gian mới lạ nào đó, não chúng ta thường dùng chế độ giám sát; lúc này một bán cầu đi vào giấc ngủ nhưng bán cầu còn lại vẫn đang hoạt động và hoạt động mất ngủ có thể diễn ra. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn tình trạng này sẽ biến mất.

8. Chọn gối ngủ chưa phù hợp

Gối ngủ đơn thuần chỉ là một công cụ để giúp mọi người gối đầu nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng giấc ngủ của người đó. Trong một số trường hợp, nếu không chọn gối ngủ cẩn thận có thể gây nên mất ngủ.

Một chiếc gối phù hợp và chất lượng sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon

Chọn được chiếc gối ngủ phù hợp giúp bạn có thể ngủ ngon hơn cũng như tránh được tình trạng đau lưng, mỏi cổ. Chọn gối không quá cao, mềm mại, độ dày phù hợp là tốt nhất.

Trên đây là 8 nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh mất ngủ mà rất nhiều người hiện nay đang gặp phải. Cần phải xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ của mình là gì để có hướng khắc phục phù hợp.

9. Tuổi tác – lý do gây mất ngủ chẳng bỏ qua ai

Người già là đối tượng dễ mắc bệnh mất ngủ
Người già là đối tượng dễ mắc bệnh mất ngủ

Đối tượng người già và người cao tuổi có tỉ lệ mắc bệnh mất ngủ cao nhất hiện nay. So với tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi thì mất ngủ ở người già thường diễn biến nghiêm trọng và gây nên những ảnh hưởng tiêu cực hơn rất nhiều.
Melatonin được biết đến là một loại hormone do tuyến tùng sản xuất. Nó giúp một người có được cảm giác buồn ngủ mỗi khi đêm xuống. Tuy nhiên, khi tuổi càng cao thì loại hormone này có xu hướng càng giảm. Do vậy, giấc ngủ của người già cũng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.
Riêng với đối tượng nữ giới, tuổi tác ập đến cũng là lúc các chị em phải đối mặt với tình trạng mãn kinh, tiền mãn kinh. Những thay đổi về nội tiết tố, bốc hỏa, vã mồ hôi đêm, đánh trống ngực khiến cho giấc ngủ đêm bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bệnh mất ngủ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. Do đó, cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh càng sớm càng tốt để có cách trị mất ngủ phù hợp và kịp thời.

Nguồn: Gnite.com.vn

Bạn cũng có thể thích