Ăn không ngon ngủ không sâu giấc là tình trạng nhiều người có thể gặp phải. Tuy nhiên, hầu hết đều chủ quan, trong đó có cả tôi. Chỉ đến khi phát bệnh, phải đi khám, chữa mới tá hỏa nhận ra rằng hiện tượng này có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm!
Nội dung chính trong bài

Ăn không ngon ngủ không sâu giấc trong thời gian dài: Tôi vẫn chủ quan!
Tôi năm nay 30, vẫn độc thân và có công việc ổn định, lương không cao nhưng cũng đủ nuôi sống bản thân và có 1 khoản tích trữ để lấy vợ. Thiết nghĩ ở tuổi này vẫn cứ coi trọng sự nghiệp trước đã, yêu đương tính sau.
Hàng ngày tôi chỉ vùi mình vào công việc với báo cáo, kế hoạch, hết dự án nọ đến dự án kia. Tối về chẳng nhắn tin, trò chuyện với ai, chỉ loanh quanh với những con số cho đến lúc buồn ngủ thì lăn ra. Nhiều hôm mệt tưởng như bị “sập nguồn” nhưng nhìn bảng thành tích của mình, tôi vẫn cảm thấy xứng đáng vô cùng.
Mọi chuyện vẫn tốt đẹp, suôn sẻ cho đến mấy tháng gần đây, tôi thường xuyên cảm thấy ăn không ngon ngủ không sâu giấc. Mỗi bữa chỉ ăn được vài thìa đã bỏ, thức ăn hấp dẫn đến mấy cũng không vừa miệng. Ngủ thì chập chờn, thường xuyên bị giật mình ngủ không sâu giấc.
Lúc đầu, tôi chủ quan nghĩ rằng do thời gian này công việc bù đầu, thần kinh bị căng thẳng, mệt mỏi. Chỉ cần giảm tải khối lượng công việc xuống, mọi chuyện sẽ ổn. Nhưng không…. tình trạng ăn không ngon ngủ không sâu giấc ngày một nghiêm trọng hơn. Sức khỏe của tôi xuống dốc, người lúc nào cũng mệt mỏi, buồn ngủ, nhớ nhớ quên quên, không thể tập trung cho công việc….

Đi khám bác sĩ mới biết: Ăn không ngon ngủ không sâu giấc có thể do bệnh lý
2 tháng trời ngắn ngủi mà tôi xuống gần 3kg. Cảm giác không thể chủ quan được nữa, tôi mới đi khám bác sĩ. Sau khi làm 1 vài xét nghiệm và nghe tư vấn thì tôi mới vỡ lẽ ra rằng: Tình trạng ăn không ngon ngủ không sâu giấc có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Trường hợp của tôi là do rối loạn tiêu hóa. Bảo sao tôi thường xuyên cảm thấy đầy bụng, óc ách, khó tiêu, hay bị ợ chua, bụng rất đói mà miệng lại không muốn ăn. Giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng bởi sự khó chịu này, ngủ không ngon, thường xuyên bị tỉnh nửa đêm rồi rất khó để ngủ lại.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cảnh báo, ăn không ngon ngủ không sâu giấc kéo dài cũng có thể do: chứng trầm cảm, các bệnh liên quan đến tuyến giáp (cụ thể là suy giáp), bệnh về tuyến thượng thận, bệnh về đường tiêu hóa (đau dạ dày, viêm loét dạ dày, đại tràng…) hoặc 1 số bệnh mãn tính như: xương khớp, tiểu đường, huyết áp… cơ thể suy nhược, thiếu dinh dưỡng trầm trọng.
Những người tuổi tác cao, thường xuyên suy nghĩ căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể gặp vấn đề về giấc ngủ, ăn không ngon ngủ không sâu giấc.

Lời khuyên từ bác sĩ: Phải làm gì nếu ăn không ngon ngủ không sâu giấc?
Theo bác sĩ, hiện tượng ăn không ngon ngủ không sâu giấc nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó cơ thể tự phục hồi về trạng thái bình thường thì không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu nó kéo dài, ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, luôn trong tình trạng thiếu ngủ, buồn ngủ, kém tập trung, trí nhớ suy giảm… thì không nên chủ quan nữa vì nó có thể là biểu hiện bệnh lý. Cần đi khám bác sĩ sớm để xác định rõ nguyên nhân cũng như điều trị kịp thời.
Tôi được bác sĩ kê đơn thuốc và đưa ra nhiều lời khuyên để cải thiện chứng ăn không ngon ngủ không sâu giấc bằng cách:
– Chú ý chế độ ăn uống: Bổ sung đa dạng các vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp kích thích và cải thiện vị giác, tạo cảm giác thèm ăn, ăn ngon và phục hồi năng lượng. Vitamin B, C, E… có trong các loại rau, củ quả, các loại hạt, gan động vật. Mặc khác, tránh các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, đặc biệt là không uống trà, cà phê vào buổi tối.
– Thường xuyên tập thể dục: Giúp giải phóng năng lượng, tiêu hóa calo để tạo cảm giác đói, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Đồng thời, sau khi tập luyện, cơ thể sẽ có nhu cầu nghỉ ngơi, giúp giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.
– Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tăng cường sản sinh vitamin D và sự trao đổi chất, tạo cảm giác ăn ngon, ngủ ngon. Vì vậy, hãy tham gia cả những hoạt động vui chơi ngoài trời để xua tan mệt mỏi. Tránh ngồi nhiều, ngồi quá lâu 1 chỗ khiến cơ thể trì trệ, ì ạch.
– Thư giãn, thoải mái tinh thần: Để cải thiện tình trạng ăn không ngon ngủ không sâu giấc. Suy nghĩ quá căng thẳng, áp lực, stress… sẽ càng gây ức chế thần kinh, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, hoạt động của các cơ quan cũng sẽ suy giảm, trong đó có hệ tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng chán ăn, ăn không ngon.
Sau khi nghe bác sĩ tư vấn xong, tôi vỡ lẽ ra nhiều điều và cảm thấy trước giờ mình đã quá chủ quan. Việc ăn, ngủ hàng ngày tưởng chừng đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn, cảnh báo tình trạng sức khỏe của mỗi người. Cũng may tôi đi khám sớm, mọi việc vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát, chứ không thì hối không kịp.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của tôi đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho mọi người. Nên nhớ rằng, tình trạng ăn không ngon ngủ không sâu giấc có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý. Nếu nó kéo dài thì đừng chủ quan nhé!
Nguồn: Gnite.com.vn