Khó ngủ có phải là dấu hiệu mang thai? Bà bầu phải làm sao để ngủ ngon?

Khó ngủ có phải là dấu hiệu mang thai không? Bà bầu khó ngủ 3 tháng đầu, 3 tháng giữa hoặc khi được 7, 8 tháng phải làm sao? Đây là những câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Vậy hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này để có câu trả lời cũng như lấy lại giấc ngủ bình yên, cho thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Khó ngủ khi mang thai

Khó ngủ có phải là dấu hiệu mang thai không?

Câu trả lời là CÓ thể. 

Vì khi mang thai, cơ thể bắt đầu sẽ có những thay đổi, cả về tâm, sinh lý. Cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, đặc biệt là những người ốm nghén, không ăn uống được gì, sức khỏe bị giảm sút. 

Tinh thần kém minh mẫn, khó tập trung. Tâm lý hay cáu gắt, nổi nóng, giận hờn vu vơ, đặc biệt là khi không nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ chồng, bà bầu dễ bị tủi thân, lo lắng, suy nghĩ nhiều. Thần kinh dễ bị căng thẳng, từ đó dẫn đến tình trạng khó ngủ khi mới mang thai, ngủ không sâu giấc.

Tuy nhiên, để kết luận chính xác dấu hiệu mang thai thì cần theo dõi thêm 1 vài yếu tố nữa: ra máu báo thai, chậm kinh, thử que 2 vạch… Tốt nhất là đi siêu âm để nhận chẩn đoán từ bác sĩ. 

Khó ngủ có phải là dấu hiệu mang thai không?
Khó ngủ rất có thể là 1 trong những dấu hiệu mang thai

Vì sao bà bầu bị khó ngủ khi mang thai?

Bà bầu bị khó ngủ khi mới mang thai hoặc trong suốt thai kỳ có thể do nhiều nguyên nhân, tùy vào từng giai đoạn khác nhau:

Khó ngủ khi mới mang thai 3 tháng đầu

Bà bầu khó ngủ 3 tháng đầu do: 

– Thay đổi nội tiết tố, ốm nghén, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, kèm buồn nôn, ăn uống không ngon miệng. Cơ thể thiếu dinh dưỡng, mệt mỏi, khó chịu.

– Thân nhiệt tăng lên gây cảm giác bức bối, bí bách, nhất là về đêm.

– Tâm trạng lo lắng, căng thẳng vì mới mang bầu, đặc biệt là những người lần đầu chưa có kinh nghiệm.

Khó ngủ khi mới mang thai 3 tháng đầu do mẹ buồn ngủ và ngủ nhiều vào ban ngày. Ban đêm thì thao thức, trằn trọc, khó vào giấc.

Khó ngủ khi mang thai 3 tháng đầu

Bà bầu 5, 6 tháng bị khó ngủ 

Ở giai đoạn này, mẹ đã bắt đầu làm quen với sự tồn tại của thai nhi trong bụng. Cảm giác buồn nôn, ốm nghén cũng giảm nhiều. Tuy nhiên, 1 số mẹ bầu 5, 6 tháng vẫn bị khó ngủ. Điều này có thể do:

– Lo lắng về sự phát triển của thai nhi, các chỉ số chiều cao, cân nặng…

– Mẹ bầu không được chồng quan tâm, dễ bị tủi thân, suy nghĩ nhiều dẫn đến căng thẳng thần kinh. Đặc biệt là những người bị áp lực về giới tính của con.

– Tình trạng đau lưng, chuột rút… khi mẹ bị thiếu canxi hoặc ngồi nhiều, vận động sai tư thế. Cảm giác đau nhức nhiều hơn về ban đêm khiến bà bầu khó ngủ.

Khó ngủ khi mang thai 3 tháng cuối

3 tháng cuối là giai đoạn “về đích”, thai nhi đang ở ngưỡng phát triển mạnh nhất. Tuy nhiên, bà bầu lại gặp nhiều vấn đề hơn về giấc ngủ, bị khó ngủ ở tháng thứ 7, 8 do:

– Thai nhi ngày càng lớn, khiến mẹ nằm không thoải mái, dễ bị tức bụng, khó chịu.

– Cảm giác thường xuyên bị ợ nóng, tức ngực, khó thở do thai nhi ngày càng to.

– Hiện tượng tiểu đêm nhiều do bụng to, thai nhi tụt xuống chèn ép lên bàng quang. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khó ngủ khi mang thai 3 tháng cuối vì thường xuyên phải thức giấc.

– Tâm trạng căng thẳng, lo âu quá mức về ngày sinh nở, việc chuẩn bị làm mẹ, lo con sinh ra có khỏe mạnh, phát triển bình thường không, chồng có thay đổi sau sinh không…. Nhiều mẹ bầu suy nghĩ nhiều đến mức bị stress.

Khó ngủ khi mang thai 3 tháng cuối

Bà bầu bị khó ngủ phải làm sao?

Bà bầu khó ngủ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới hội chứng tăng huyết áp thai kỳ, gây nguy hiểm tới tính mạng. Em bé sinh ra hay quấy khóc, chậm phát triển, thậm chí có nguy cơ bị thiếu máu do mẹ ngủ không đủ giấc.

Vậy bà bầu khó ngủ phải làm sao?

– Có chế độ dinh dưỡng khoa học: Không chỉ để bồi bổ cơ thể mẹ mà còn cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Đặc biệt, là các thực phẩm giàu vitamin B như các loại rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám hỗ trợ giấc ngủ ngon. Giảm thức ăn chứa nhiều đường, đồ uống gây kích thích như cafe, trà… không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến bà bầu khó ngủ.

– Thư giãn, thoải mái tinh thần: Không nên tự tạo áp lực cho bản thân, việc làm mẹ là thiên chức vô cùng thiêng liêng, ai rồi cũng trải qua. Vì vậy, hãy thả lỏng cơ thể, suy nghĩ tích cực, lạc quan để tinh thần thư thái, ngủ ngon giấc hơn.

Bà bầu nên thư giãn, thoải mái tinh thần

– Có chế độ tập luyện hợp lý: Cũng là giải pháp cho câu hỏi bà bầu khó ngủ phải làm sao? Mẹ bầu bị khó ngủ trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ cũng nên cải thiện bằng cách tập luyện nhẹ nhàng, thư giãn gân cốt, lưu thông khí huyết, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm stress, mệt mỏi, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

– Chọn tư thế ngủ thoải mái: Đặc biệt là khó ngủ khi mang thai 3 tháng cuối, bà bầu nên chọn cho mình tư thế thoải mái, không đè lên thai nhi, tốt nhất là nghiêng sang trái, tăng cường lưu thông máu cho thai nhi.

– Tạo 1 số thói  quen tốt để cải thiện tình trạng khó ngủ khi mang thai: Không ăn quá nhiều vào buổi tối và ăn trước khi đi ngủ 2 – 3 tiếng, thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách nghe những giai điệu nhẹ nhàng, ngâm chân, massage cơ thể, đặc biệt, tránh sử dụng các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính) trước khi đi ngủ 1 tiếng… Ngủ và thức giấc đúng giờ để cơ thể quen với nhịp sinh học này….

Trên đây là 1 số giải pháp cho câu hỏi bà bầu bị khó ngủ phải làm sao và 1 số kiến thức giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng khó ngủ khi mang thai. Tóm lại, đây không phải là tình trạng hiếm gặp. Các mẹ cần thư giãn, thoải mái tinh thần, chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để sớm khắc phục, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích, nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể.

Nguồn: Gnite.com.vn

Bạn cũng có thể thích