Bị bóng đè nên làm gì để nhanh chóng cải thiện?

Bóng đè là hiện tượng tê liệt toàn thân khi ngủ, gây cho bạn cảm giác sợ hãi, mệt mỏi, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của bản thân. Vậy, bóng đè là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng bị bóng đè? Bị bóng đè nên làm gì để thoát khỏi và cải thiện giấc ngủ? Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về hiện tượng này.

Hiện tượng bóng đè là gì?

Bóng đè là hiện tượng cơ thể tê cứng khi ngủ
Bóng đè là hiện tượng cơ thể tê cứng khi ngủ

Bóng đè là tên dân gian được người xưa gọi khi ngủ gặp hiện tượng đang ngủ thì chợt tỉnh giấc, cơ thể tê cứng, không thể nhúc nhích, cảm giác có gì đó đè nặng lên người gây khó thở, dù rất cố gắng để thoát khỏi tình trạng đó nhưng cơ thể vẫn không thể cử động được.

Theo như khoa học, đây là hiện tượng rối loạn giấc ngủ bình thường, hoàn toàn không đáng lo ngại và không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, hiện tượng này gây nên tình trạng hoảng sợ, hoang mang của người bệnh, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe. Vì vậy, bạn không nên chủ quan với tình trạng này.

Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng bị bóng đè?

Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng bị bóng đè?
Căng thẳng áp lực là nguyên nhân gây bóng đè

Để biết bị bóng đè nên làm gì để cải thiện thì bạn nên tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Từ đây, việc khắc phục tình trạng bóng đè không còn là quá khó khăn. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bị bóng đè:

  • Do tình trạng sức khỏe kém, cơ thể thiếu chất, dẫn đến suy nhược cơ thể.
  • Do căng thẳng, stress trong công việc, cuộc sống.
  • Do ảnh hưởng của chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,…
  • Do ngủ sai tư thế.

Bị bóng đè nên làm gì để thoát khỏi?

Trong trường hợp bị bóng đè, bạn không nên quá hoảng sợ, một số cách dưới đây có thể giúp bạn khôi phục cảm giác, thoát ra khỏi hiện tượng này và lấy lại khả năng di chuyển, đưa cơ thể lại về trạng thái bình thường:

Bị bóng đè nên làm gì để thoát khỏi?
Tập trung và hít thở đều để nhanh chóng thoát khỏi cơn bóng đè

Tập trung hít thở đều: Bạn nên thở đều, giữ trạng thái bình tĩnh cho đến khi tình trạng bóng đè kết thúc. Việc bạn hoảng loạn sẽ tăng áp lực ngực gây ra tình trạng ảo giác.

Co duỗi ngón chân: Việc bạn cố gắng co duỗi, cử động ngón chân sẽ giúp bạn đánh thức cơ thể, thoát khỏi tình trạng bị bóng đè. Trong trường hợp bạn đã cố gắng tập trung lực mà vẫn không thể cử động được chân hoặc tay thì nên dừng lại để tránh ảnh hưởng xấu cho cơ thể.

Cố ho khan hoặc nói chuyện: Cũng giống với việc co duỗi chân tay, việc bạn ho và nói chuyện cũng là một phương pháp giúp bạn đánh thức cơ thể tỉnh táo khỏi tình trạng bóng đè.

Cách phòng chống hiện tượng bóng đè

Hiện tượng bóng đè không quá nghiêm trọng, có người sẽ chỉ bị một vài lần trong đời, có người thì thường xuyên bị. Dưới đây là một số cách để ngăn ngừa, phòng chống hiện tượng bóng đè hiệu quả bạn có thể tham khảo:

Cách phòng chống hiện tượng bóng đèCách phòng chống hiện tượng bóng đè
Hạn chế sử dụng cà phê trước khi đi ngủ để phòng bóng đè
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, bạn nên ngủ từ 7 đến 8 tiếng một ngày, và ngủ đúng giờ, không nên thức quá khuya.
  • Giữ cơ thể trong tình trạng thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức.
  • Thay đổi tư thế ngủ, hãy chọn cho bản thân tư thế ngủ phù hợp.
  • Không sử dụng chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,…
  • Sống lành mạnh, ăn uống khoa học, điều độ,…

Bóng đè không còn là hiện tượng quá sợ hãi nếu bạn hiểu và biết rõ bị bóng đè nên làm gì. Một lời khuyên rằng hãy quan tâm và đảm bảo sức khỏe cũng như giấc ngủ của bản thân để cơ thể không bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ hay bị bóng đè nữa. 

Bạn cũng có thể thích