Có nhiều phương pháp chữa bệnh ngủ không sâu giấc hiện nay: dân gian có, Đông y có, Tây y cũng nhiều. Vậy, ngủ không sâu giấc uống thuốc gì hay nên áp dụng phương pháp điều trị nào để mang tới hiệu quả tích cực nhất?
Nội dung chính trong bài
Giấc ngủ có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống của con người?
Ngủ được đánh giá là một nhu cầu thiết yếu đối với cơ thể con người. Nếu mỗi ngày ngủ đủ 8 tiếng thì chúng ta dành ⅓ cuộc đời chỉ để ngủ.
Trong quá trình ngủ, cơ thể sẽ tiết ra những hormone quan trọng để quá trình chuyển hóa cũng như tích lũy năng lượng được hoạt động, giúp bù đắp cho cơ bắp các vận động trong ngày cũng như tăng cường sức đề kháng, tăng cường khả năng ghi nhớ của não bộ. Một người thiếu ngủ sức khỏe và tinh thần sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.

Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ gặp phải những vấn đề sau đây:
- Người luôn có cảm giác mệt mỏi và uể oải.
- Dễ nóng giận, bồn chồn.
- Hay quên, thường không tập trung để xử lý công việc được.
- Mất đi khả năng lên kế hoạch cho tương lai.
- Rất khó đưa ra được quyết định cho chính mình.
- Thỉnh thoảng xuất hiện ảo giác, thường nhìn thấy những hình ảnh không có thực.
Như vậy, một người mắc phải bệnh ngủ không sâu giấc thường có những ảnh hưởng tiêu cực không tốt cho sức khỏe cũng như cuộc sống. Tình trạng càng nghiêm trọng thì những ảnh hưởng này càng xấu.
>> Đọc ngay: 5 thói quen khiến bạn ngủ không sâu giấc hay giật mình
3 Phương pháp chữa bệnh ngủ không sâu giấc hiện nay
Để trị mất ngủ ngủ không sâu giấc có nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu điểm cũng như hạn chế của mình. Cùng điểm qua những cách chữa bệnh ngủ không sâu giấc ngay sau đây:
1. Cách chữa bệnh mất ngủ bằng phương pháp dân gian
Là một quốc gia thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa nên Việt Nam có nhiều loại cây cỏ, thảo dược quý. Trong đó, có rất nhiều loại có tác dụng an thần, dễ ngủ. Do có nguồn gốc thiên nhiên nên những bài thuốc dân gian thường không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào, người bệnh hoàn toàn tự tin sử dụng mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian được sử dụng nhiều:
1. Tâm sen

Khi nhắc tới cách chữa ngủ không sâu giấc tuyệt đối không thể bỏ qua tâm sen. Tâm sen có vị đắng, tính hàn, giúp người sử dụng an thần cũng như chữa chứng mất ngủ, khó ngủ vô cùng hiệu quả.
Ngày nay, y học hiện đại chứng minh tâm sen có chứa một số chất có khả năng chấn tĩnh, thanh nhiệt, giải độc, tốt cho thần kinh.
Thực hiện:
Có thể sử dụng tâm sen hãm như trà và dùng hàng ngày.
2. Đỗ đen
Đỗ đen luôn nằm trong danh sách những loại thực phẩm có tác dụng chữa mất ngủ hiệu quả, nó có khả năng chống oxy hóa cũng như điều chỉnh lưu thông máu, kháng viêm, chữa tiểu són, tiểu đêm, táo bón… Cải thiện giấc ngủ vô cùng hiệu quả.
Thực hiện:
– Chuẩn bị 1 nắm đỗ đen giã nhỏ rồi đun với 200ml nước trong 15 phút.
– Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 cốc vào sáng tối; kiên trì uống 15 ngày sẽ thấy kết quả.
3. Nhãn

Một cách chữa ngủ không sâu giấc đó chính là dùng quả nhãn. Dùng nhãn giúp tăng cường dưỡng chất cho hệ thần kinh, giúp cơ thể được nghỉ ngơi nhiều hơn, hỗ trợ điều trị chứng khó ngủ, mất ngủ.
Thực hiện:
– Lấy 100g cùi nhãn nấu cùng với 200ml nước thành canh.
– Tắt bếp, để nguội và dùng trong ngày.
4. Quế khô
Một cách chữa bệnh ngủ không sâu giấc đó chính là dùng quế. Quế có tác dụng bồi bổ dưỡng chất cho não bộ, hệ thần kinh cũng như giúp giảm các triệu chứng đau đầu cực hiệu quả. Hơn nữa, dùng quế khô còn giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến giấc ngủ.
Thực hiện:
– Trộn 100g quế khô cùng 100g hạt sen.
– Cho vào 300ml nước, chút đường phèn là bạn đã có ngay một món chè thơm ngon.
– Dùng mỗi ngày.
>> Xem thêm: Bác sĩ tư vấn: 4 bước thoát khỏi ngủ chập chờn không sâu giấc
2. Trị mất ngủ ngủ không sâu giấc bằng phương pháp Đông y
Ngủ không sâu giấc uống thuốc gì bạn có thể tham khảo các bài thuốc Đông y để điều trị bệnh dưới đây. Dựa vào các triệu chứng bệnh khác nhau mà có những bài thuốc Đông y tương ứng.
1. Bài thuốc: Tâm tỳ hư
Người gặp khó ngủ, mất ngủ do tâm tỳ hư thường có triệu chứng bị thao thức cả đêm. Khi ngủ thường lúc tỉnh lúc mơ, người hoảng hốt, tim đập nhanh, chân tay thường mệt mỏi và rũ rượu, mặt vàng, dễ tụt huyết áp. Lúc này, cần dùng thuốc để tăng khí huyết.
Bài thuốc: Bạch truật 16g, hạt sen 16g, đương quy 12g, thục địa 12g, mạch môn 12g, táo nhân 12g, phục thần 12g, long nhãn 12g, cam thảo 4g, táo 3 quả, mộc hương 4g.
Cách dùng
Cho tất cả thành phần vào nồi, cho 5 bát nước, đun còn 3 bát thì tắt bếp chia làm 3 uống trong ngày.

2. Bài thuốc: Can khí uất
Người khó ngủ do nguyên nhân này thường xuyên cảm thấy căng thẳng, cáu gắt, buồn bã, lo âu. Can khí uất khiến cho tâm phiền dẫn tới mất ngủ, khó ngủ, chóng mặt. Người bệnh nên áp dụng bài thuốc sau:
Thành phần: Phục thần 12g, Sài hồ 12g, bạc hà 8g, mạch môn 12g, hàng cầm 8g, bạch truật 8g, sinh địa 12g, táo 3 quả, cam thảo 6g, gừng nướng 1g, bán hạ 12g, trần bì 6g.
Cách dùng:
Cho 5 bát nước vào ấm với thảo dược, sắc thành 3 bát, chia làm 3 lần uống hết trong một ngày.
3. Bài thuốc: Thận âm hư
Cách trị ngủ không sâu giấc này được áp dụng cho những người có triệu chứng buồn bực, mệt mỏi, thường xuyên lo lắng, nóng trong, táo bón, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt… Bài thuốc thận âm hư giúp thận âm, giáng hỏa, giúp bạn ngủ ngon hơn.
Thành phần: Bạch linh 12g, phục thần 12g, thục địa 20g, hoài sơn 12g, trạch tả 12g, mạch môn 12g , đan bì 10g, sơn thù 12g, ngưu tất 12g.
Cách dùng:
Giống với hai bài thuốc ở trên.
3. Phương pháp chữa bệnh mất ngủ không sâu giấc bằng Tây y
Cách chữa bệnh ngủ không sâu giấc bằng phương pháp Tây y đa phần là sử dụng thuốc kháng sinh, an thần. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như:
1. Thuốc bình thần
Nhóm thuốc này bao gồm các loại thuốc như: Clonazepam, Rotunda, Diazepam, Bromazepam… Dùng thuốc này sẽ giúp cho người bệnh có được giấc ngủ ngon trong thời gian ngắn nhất.
Nhóm thuốc này chỉ áp dụng cho tình trạng người bệnh bị khó ngủ ở mức độ nhẹ, bệnh chưa quá trầm trọng. Nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài thường gây nên hiện tượng quen thuốc.

2. Thuốc ngủ
Nhóm thuốc này bao gồm 1 số loại thuốc như: Phenobarbital, Zolpidem… Tác dụng của chúng mang lại khá mạnh nhưng cũng dễ bị quen thuốc nếu sử dụng trong thời gian dài. Không nên dùng thuốc quá 3 ngày. Thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ: chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, đau đầu…
3. Thuốc Histamin
Nhóm thuốc này bao gồm 1 số thuốc như: Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin… Nó có tác dụng chống dị ứng cũng như gây ngủ khá mạnh. Thuốc này được chỉ định dành cho những bệnh nhân bị mất ngủ, khó ngủ do ngứa.
Trong quá trình sử dụng, dùng thuốc trị mất ngủ ngủ không sâu giấc này cũng gây ra một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, khô mũi, ảnh hưởng đến trí não.
Có nhiều cách chữa bệnh ngủ không sâu giấc khác nhau. Mỗi phương pháp có những ưu điểm, hạn chế của mình. Chính vì thế, cần phải cân nhắc cũng như chọn lựa cho mình phương pháp trị bệnh hiệu quả nhất.
Nguồn: Gnite.com.vn
Xem thêm: