Căng thẳng thần kinh kéo dài có thể gây rất nhiều hệ lụy khó lường, dẫn đến mất ngủ, trầm cảm, suy giảm trí nhớ, chất xám, đẩy nhanh quá trình lão hóa, đặc biệt là làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, nguy hiểm tới tính mạng.
Nội dung chính trong bài

Căng thẳng thần kinh kéo dài gây đột quỵ và nhiều hệ quả khó lường!
Căng thẳng thần kinh kéo dài chính là tình trạng tinh thần bị tổn thương, khủng hoảng trong thời gian dài, các suy nghĩ, hành vi đều trở nên bất thường. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, cuộc sống của người bệnh.
Căng thẳng thần kinh kéo dài gây đột quỵ.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP. HCM cho biết: Khi bị stress, căng thẳng thần kinh… quá trình chuyển hóa tại não sẽ bị kích thích sản sinh rất nhiều gốc tự do gây hại. Các gốc tự do này tấn công làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu não, tạo điều kiện hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối. Từ đó, gây ra tắc mạch, thiếu máu não thoáng qua.
Nếu tình trạng tắc nghẽn, thiếu máu kéo dài sẽ khiến tế bào thần kinh tại các vùng não không được cung cấp oxy và dưỡng chất thiết yếu sẽ suy yếu dần và hoại tử, dẫn đến cơn tai biến mạch máu não, nghiêm trọng hơn có thể gây đột quỵ và tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Ngoài ra, căng thẳng thần kinh kéo dài cũng làm tăng lượng cholesterol “xấu”, khiến mảng xơ vữa dễ hình thành hơn, gây nhồi máu cơ tim – yếu tố thuận lợi dẫn đến đột quỵ.
Nghiên cứu trên Tạp chí y khoa The Lancet (Anh) cho thấy, nguy cơ bị đột quỵ có thể tăng lên tới 33% nếu 1 người bị căng thẳng thần kinh kéo dài, cộng với việc thường xuyên phải làm việc mệt mỏi trên 55 giờ mỗi tuần.

Các hậu quả nghiêm trọng khác do căng thẳng thần kinh kéo dài
Không chỉ làm tăng nguy cơ đột quỵ, căng thẳng thần kinh kéo dài có gây hàng loạt hậu quả nguy hiểm như:
– Gây khó ngủ, mất ngủ, ảnh hưởng tới tinh thần, nảy sinh tâm trạng tiêu cực, buồn chán, dễ cáu gắt. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm.
– Suy giảm trí nhớ, kém tập trung.
– Lượng chất xám sụt giảm, hiệu quả học tập, làm việc kém.
– Suy giảm tuổi thọ do căng thẳng thần kinh kéo dài, hệ miễn dịch suy giảm, dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.
– Suy giảm ham muốn, ảnh hưởng tới khả năng duy trì giống nòi.
– Làm tăng nhanh quá trình lão hóa, các gốc tự do gây hại làm cho tế bào bị hư hại hoặc biến mất. Vì vậy, những người bị căng thẳng thần kinh kéo dài cũng có thể dễ nhận biết qua những biểu hiện bên ngoài như: da nhăn nheo, chảy xệ, nám, sạm, cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, dễ bị ốm, tích tụ nhiều bệnh trên người mà không biết.
Cách phòng ngừa căng thẳng thần kinh kéo dài
Như đã nói ở trên thì căng thẳng thần kinh kéo dài có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, tăng nguy cơ đột quỵ, thậm chí gây tử vong. Vì vậy, khi có những dấu hiệu bị căng thẳng như: hay chóng mặt, nhức đầu, suy nghĩ nhiều (chủ yếu là suy nghĩ tiêu cực), buồn chán, lo âu, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, cơ thể mệt mỏi…. thì cần sớm có giải pháp để giải tỏa căng thẳng. Nếu nghiêm trọng hơn, có thể đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý.
Ngoài ra, để phòng ngừa căng thẳng thần kinh kéo dài, cần chú ý:
– Giữ cho tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan, không tự tạo áp lực cho bản thân.
– Suy nghĩ tích cực trong mọi tình huống để loại bỏ nỗi sợ hãi, lo lắng, giận dữ…
– Đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin nhóm B, tốt cho hệ thần kinh như: B1, B3, B6, B12…
– Giữ thói quen ngủ, nghỉ đúng giờ, tránh làm việc quá sức, quá căng thẳng, mệt mỏi.
– Tăng cường tập luyện thể thao để nâng cao sức đề kháng, các phương pháp như: tập yoga, chạy bộ, ngồi thiền…. đều được khuyến cáo.
Tóm lại, căng thẳng thần kinh kéo dài không phải là tình trạng hiếm gặp. Có người kiểm soát tốt, xử lý kịp thời thì vẫn có khả năng hồi phục, không để ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như đời sống, công việc. Có người lại bị lún sâu, căng thẳng quá mức dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, hãy sớm nhận biết và có biện pháp xử trí kịp thời nhé!
Nguồn: Gnite.com.vn