Bị căng thẳng thần kinh mất ngủ kinh niên! Tôi phải làm sao?

Căng thẳng thần kinh mất ngủ là vấn đề mà rất nhiều người đang gặp phải hiện nay. Một người, phải sống trong nhiều mối quan hệ, sức ép từ cuộc sống, công việc, gia đình… đôi khi khiến họ gục ngã. Những đêm dài trằn trọc, thao thức, không thể ngủ được do căng thẳng, stress… ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của họ.

Ngoài kia, có vô vàn người đang bị căng thẳng thần kinh mất ngủ

Ban biên tập Gnite nhận được rất nhiều tâm sự gửi về với nội dung mất ngủ do căng thẳng thần kinh, áp lực từ nhiều phía của cuộc sống. Về cơ bản, các câu hỏi có nội dung tương tự gần giống nhau nên chúng tôi sẽ chọn ra những vấn đề điển hình nhất. Hy vọng, quý bạn đọc có thể đọc bài viết và tìm ra cho mình hướng giải quyết phù hợp.

Ngoài kia, có vô vàn người đang bị căng thẳng thần kinh mất ngủ
Căng thẳng thần kinh dẫn tới mất ngủ là tình trạng nhiều người đang gặp phải hiện nay

Anh Phạm Định (30 tuổi – Tuyên Quang): Tôi mới được thăng chức lên trưởng phòng. Lên chức vụ mới công việc nhiều hơn, áp lực từ sếp và đồng thời phải quản lý phòng nên tôi khá mệt mỏi. Ở công ty thì mệt nhoài chỉ muốn về nhà ngủ. Nhưng, buổi tối đặt lưng xuống giường lại không thể nào ngủ được, thao thức, trằn trọc tới vài tiếng mới có thể ngủ. Đang ngủ ngon thì lại phải dậy đi làm. Tôi luôn có cảm giác mình sắp không trụ vững được với công việc”.

Phạm Trang (28 tuổi – Đà Nẵng): “Gần tháng nay, tôi không thể nào ngủ tròn giấc mặc dù cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ. Tôi thường cảm thấy lo lắng, bất an và không yên tâm khi ngủ. Cửa hàng của tôi mới đi vào khai trương, tất cả vốn liếng đều đổ vào đó nhưng khách lại lèo tèo, chán vô cùng. Tôi mất ăn, mất ngủ, lo lắng và suy nhược vô cùng. Tâm huyết và bao nhiêu mơ ước của mình dường như đang tan vỡ từng ngày.”

“Vợ chồng tôi mới ly hôn 3 tháng, vợ tôi bỏ đi và để lại cho tôi hai đứa con 6 tuổi và 3 tuổi. Công việc hàng ngày của tôi là kế toán, những ngày cuối năm này càng áp lực. Cùng với đó, phải lo cho hai con từ ăn uống, vệ sinh, đưa đón đi học… khiến tôi mệt nhoài và chẳng có thời gian dành cho riêng mình. Tôi căng thẳng thần kinh mất ngủ tháng nay. Cứ đặt lưng xuống là lại nghĩ. Làm sao để có thể ngủ lại. Tôi cảm ơn” chia sẻ của anh Trịnh Tuấn Anh (Hà Đông)

Trong cuộc sống này, có quá nhiều thứ để lo toan và suy nghĩ. Những áp lực vô hình, hữu hình đều đè nặng lên vai bất cứ ai. Và, bị căng thẳng thần kinh mất ngủ cũng là điều mà nhiều người đang phải đối mặt. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn từ ngày này qua tháng khác trong một khoảng thời gian dài, nó có thể gây nên vấn đề gì?

>> Xem thêm: Giải đáp: Stress gây tăng hay giảm cân? Cách giải tỏa stress

“Mối nguy” do căng thẳng thần kinh mất ngủ gây nên!

Có vô vàn những biến chứng, tác động tai hại có thể xảy ra và tác động tới người bệnh nếu như tình trạng căng thẳng thần kinh gây mất ngủ của họ không được khắc phục.

“Mối nguy” do căng thẳng thần kinh mất ngủ gây nên!
Mất ngủ gây suy nhược cơ thể

– Cơ thể suy nhược, sức đề kháng suy giảm: sức khỏe của con người bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Chỉ khi nào ngủ đủ, cơ thể cũng như trí não mới có thể tái tạo năng lượng. Khi cơ thể không thể ngủ, sức đề kháng giảm, việc mắc các bệnh lý nguy hiểm là hoàn toàn có thể xảy ra.

– Dễ nổi cáu: Khi mất ngủ, tâm trạng thường lo lắng và cảm xúc của người đó cũng vì thế mà dễ thay đổi. Việc nổi cáu với người xung quanh thường dễ đến.

– Mắc bệnh nhồi máu cơ tim: So với những người bình thường, người căng thẳng thần kinh mất ngủ thường có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 6 lần bình thường.

– Có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về sức khỏe tinh thần: các chứng trầm cảm, hay lo âu, rối loạn nhân cách thường xảy ra.

– Dễ mắc các bệnh về sinh lý: Chức năng sinh dục của nam giới và tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ; giảm ham muốn ở cả hai giới.

 Dễ mắc các bệnh về sinh lý
Mất ngủ dễ mắc các bệnh về sinh lý

– Căng thẳng thần kinh mất ngủ gây nên các vấn đề liên quan tới da và tóc như: mụn trứng cá, rụng tóc, bệnh á sừng.

– Dễ mắc bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa: Đường ruột được ví như não bộ thứ hai của con người, thông qua trục não ruột; não và đường ruột có mối liên kết chặt chẽ. Khi một người bị stress, nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm dạ dày, viêm ruột kích thích, đau dạ dày… tăng cao.

>> Xem thêm: 4 nguyên nhân dẫn đến stress tiền hôn nhân – Cách xử lý gọn!

Làm sao để chữa căng thẳng thần kinh mất ngủ mà không cần dùng thuốc

Bạn luôn bị căng thẳng thần kinh mất ngủ, bạn muốn khắc phục tình trạng này càng nhanh càng tốt? Vậy thì, hãy áp dụng một số phương pháp sau đây. 

Lắng nghe cơ thể, giải đáp nguyên nhân

Mỗi người thường căng thẳng và áp lực bởi những nguyên nhân khác nhau. Và, mất ngủ là một biểu hiện điển hình. Bạn cần phải xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng của mình là do đâu. Nó chính là nút thắt giúp bạn có thể tháo gỡ vấn đề hiệu quả, giúp bạn thoát khỏi tình trạng.

Viết ra giấy những áp lực mà bạn gặp phải

Có phải bạn đang gặp rất nhiều vấn đề nhưng lại rất khó để có thể diễn đạt. Vậy thì, hãy ghi ra giấy những vấn đề khiến bạn căng thẳng thần kinh mất ngủ.

Điều này giúp bạn có thể kiểm soát tình trạng một cách nhanh chóng. Bạn gặp vấn đề ở đâu có thể tháo gỡ ở đó. Đừng bao giờ ôm đồm quá nhiều thứ khiến bản thân mệt mỏi và quá tải.

Viết ra giấy những vấn đề mà bạn gặp phải là cách kiểm soát vấn đề khá hiệu quả
tim viec lam, tim viec lam them, tim viec nhanh va hieu qua

Hãy học cách lên kế hoạch

Nếu bạn luôn làm việc theo kiểu thụ động, tức là công việc tới đâu xoay tới đó, gặp việc nào trước thì làm trước, việc nào sau thì làm sau. Hãy bỏ qua cách làm việc đó đi, nó sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn đó. Hãy lên một kế hoạch xác định nên làm việc gì trước, việc gì sau. Điều này giúp bạn làm việc vừa khoa học lại ngủ ngon hơn.

Học cách ngủ và dậy đúng giờ

Xây dựng một thời gian biểu đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định. Nếu có thể duy trì thói quen này một cách đều đặn thì hoàn toàn có thể giúp não bộ được rèn luyện và ngủ đúng giờ. Mỗi đêm, hãy cố gắng ngủ từ 7 – 8 giờ, đây là khoảng thời gian hợp lý để bạn có thể phục hồi những chấn thương tâm lý.

Căng thẳng thần kinh mất ngủ là vấn đề phổ biến nhiều người mắc phải. Hãy lắng nghe cơ thể để nhanh chóng phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Nguồn: Gnite.com.vn

Xem thêm:

Bạn cũng có thể thích