Bạn thường xuyên gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc và giật mình trong đêm? Bạn băn khoăn không biết tình trạng khó ngủ hay giật mình do nguyên nhân nhân nào gây ra? Vậy thì, cùng Gnite tìm hiểu nguyên nhân đó là từ đâu nhé!
Nội dung chính trong bài
Những nguyên nhân khiến bạn bị khó ngủ giật mình
Theo một thống kê, có tới 70% dân số bị giật mình khi ngủ. Nó là một khoảnh khắc ngắn ngủi và khiến người đó dường như bị lơ lửng trong không khí, sau đó sẽ giật mình và tỉnh dậy.

Nhắc tới nguyên nhân gây nên tình trạng khó ngủ hay giật mình có cả những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau. Trong đó, có những nguyên nhân sinh lý, nguyên nhân bệnh lý:
Nguyên nhân sinh lý
Nếu chỉ đơn giản là một hiện tượng sinh lý thì bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề mà mình đang gặp phải. Nó có thể là do:
1. Thiếu oxy
Tình trạng thiếu oxy xảy ra khi đường hô hấp bị tắc nghẽn khiến không khí khó lưu thông tới phổi. Đây chính là nguyên nhân khiến cho hệ tuần hoàn trong máu không thể vận chuyển được oxy đến các bộ phận trong cơ thể. Một biểu hiện điển hình nhất là người đó bất ngờ tỉnh giấc khi dậy. Người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng khác như: miệng khô, khó thở, buồn ngủ, tức ngực…
2. Ngủ sai tư thế

Khi ngủ không đúng sẽ khiến cho não bộ của người đó nhận thức rằng cơ thể có một mối nguy hiểm rình rập. Do đó, bạn khó có thể ngủ sâu giấc cũng như thường bị giật mình tỉnh giấc.
Không nên kê gối đầu quá cao cũng như nên nằm nghiêng sang bên trái sẽ giúp bảo vệ tim mạch và giúp lượng máu lưu thông tốt hơn.
>> Bạn có mắc phải 1 tật xấu trong này: Cảnh báo: 4 thói quen cực xấu nhiều người mắc gây khó ngủ sớm!
3. Tâm lý căng thẳng trong thời gian dài
Đối với giấc ngủ, yếu tố tâm lý ảnh hưởng rất nhiều. Những người phải chịu sự căng thẳng, lo lắng kéo dài thường rất dễ bị khó ngủ hay giật mình. Bên cạnh đó, họ còn gặp phải những rối loạn về giấc ngủ khác như: ngủ không sâu giấc, mệt mỏi khi ngủ dậy…
Để có thể ngủ ngon, điều quan trọng hơn cả chính là áp dụng những phương pháp để giải tỏa căng thẳng trước. Tập thể dục, thiền, nghỉ ngơi… là những cách giải tỏa khá hiệu quả.
4. Uống nhiều cà phê
Nhiều người có thói quen buổi tối nhâm nhi tách cà phê hay cốc trà xanh. Với hàm lượng cafein trong cà phê có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn, gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ hay giật mình.

5. Tập thể dục quá sức trước khi ngủ
Tập thể dục là rất tốt, nhưng nó chỉ mang tới hiệu quả khi người tập nó vào đúng thời điểm. Trước khi ngủ, nếu tập thể dục sẽ gây nên sự hưng phấn thần kinh một cách quá mức nên rất khó có thể ngủ được. Cùng với đó, tình trạng thiếu sắt, canxi, magie có thể khiến cho người đó bị giật mình khi ngủ.
6. Ngủ trong môi trường không thuận lợi
Ngủ trong môi trường có nhiều tiếng ồn cũng khiến cho một người khó có thể ngủ được và khi ngủ thì rất dễ bị giật mình.
Nguyên nhân bệnh lý
Bị khó ngủ hay giật mình rất có thể bạn đang gặp phải những bệnh lý nguy hiểm dưới đây:
7. Bệnh trào ngược dạ dày
Đối tượng trẻ em rất dễ gặp phải tình trạng này. Trào ngược dạ dày khiến trẻ thường bị giật ngủ và thức dậy, có những trẻ còn khóc thét.

8. Bệnh thiếu canxi
Canxi không chỉ quan trọng với xương và răng mà đối với hệ thần kinh và tim mạch nó cũng đóng vai trò vô cùng to lớn. Phải có canxi thì việc điều tiết trạng thái cân bằng giữa hưng phấn và ức chế vỏ não mới ổn định.
Nếu một người thường xuyên bị khó ngủ hay giật mình thì rất có thể lượng canxi của người đó đang bị thiếu.
9. Thần kinh trung ương tổn thương
Một người nếu mắc phải các vấn đề liên quan đến thần kinh như thần kinh bị tổn thương hay các rối loạn thần kinh bẩm sinh thường có xu hướng ngủ giật mình cao.
Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới khó ngủ hay giật mình như: cơ thể bị suy nhược, thiếu máu…
>> Bạn khó ngủ? Hãy đọc ngay: Khó ngủ về đêm phải làm sao đây? 8 mẹo lấy lại giấc ngủ ngon
Mách bạn cách khắc phục khi thường xuyên khó ngủ hay giật mình
Để khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc và kèm theo giật mình người bệnh nên thăm khám để xác định được nguyên nhân gây bệnh của mình là do đâu. Nếu là nguyên nhân bệnh lý cần có hướng điều trị phù hợp càng sớm càng tốt.
Cùng với đó, điều chỉnh lối sống cho khoa học, và áp dụng thêm một số cách sau:

Ngủ đúng tư thế
Có hai tư thế giúp bạn có thể ngủ ngon là: nằm nghiêng sang bên trái và nằm ngửa. Cùng với đó, việc chọn lựa đệm, gối cũng rất quan trọng.
Giải tỏa sự căng thẳng
Sự áp lực và căng thẳng từ công việc và cuộc sống hoàn toàn có thể khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi. Hãy lên một bản kế hoạch cho công việc mỗi ngày. Điều này sẽ khiến bạn không bị trôi theo công việc, dù bận vẫn có thời gian để nghỉ ngơi.
Cân bằng chế độ dinh dưỡng mỗi ngày

Tích cực bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày nhiều rau xanh, trái cây tươi sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất. Những chất này giúp bạn có thể cải thiện giấc ngủ một cách hiệu quả.
Không sử dụng các chất kích thích vào ban đêm vì nó có thể khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn, khó ngủ và trằn trọc.
Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Nó vừa giúp da bạn đẹp hơn đồng thời giúp bạn có được giấc ngủ ngon.
>> Tham khảo: https://gnite.com.vn/kho-ngu-nen-an-uong-gi/
Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Vì thế, nếu khó ngủ hay giật mình thì nên nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và có phương án khắc phục hiệu quả.
Nguồn: Gnite.com.vn
Xem thêm: