Bố tôi bị khó ngủ ngủ không sâu giấc, sức khỏe suy giảm nghiêm trọng!

Khó ngủ ngủ không sâu giấc là một nguyên nhân gây nên tình trạng suy nhược cơ thể gặp phải ở nhiều người hiện nay. Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của mỗi người. Bất cứ vấn đề nào liên quan tới giấc ngủ cũng khiến cho một người bình thường gặp rắc rối.

Tâm sự bạn đọc: Bố tôi thường khó ngủ ngủ không sâu giấc

Chào bác sỹ, năm nay bố tôi 61 tuổi; ông mới nghỉ hưu được một năm và ở nhà nghỉ ngơi, chăm sóc cây cảnh. Nhưng, từ khi nghỉ hưu tới giờ bố tôi luôn gặp phải tình trạng khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Trong giai đoạn đầu, tình trạng cũng không quá nghiêm trọng nên ông cũng không quá lo lắng, chỉ nghĩ đơn thuần là do không đi làm nữa, cuộc sống thay đổi nên bị khó ngủ.

Tuy nhiên, nửa năm nay, tình trạng có xu hướng ngày càng nghiêm trọng. Một đêm bố tôi chỉ ngủ được 3 – 4 tiếng, ông trằn trọc, thức giấc giữa đêm và không thể ngủ lại khiến cho sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, tinh thần vô cùng uể oải. Tôi có cho bố thăm khám tại bệnh viện thì được chẩn đoán bị rối loạn giấc ngủ và uống thuốc Tây. Tuy nhiên, nếu uống thuốc thì có thể ngủ ngon nhưng dừng thuốc lại trằn trọc suốt đêm.

Xin bác sĩ tư vấn xem bố tôi đang thực sự gặp phải tình trạng gì, nguyên nhân do đâu và nên điều trị như thế nào để hiệu quả được lâu dài? Tôi xin cảm ơn.

Nguyễn Văn Tuyến (Hà Đông – Hà Nội)

Tâm sự bạn đọc: Bố tôi thường khó ngủ ngủ không sâu giấc
Khó ngủ, không sâu giấc là một vấn đề giấc ngủ không nên xem nhẹ

Bạn Tuyến thân mến, với câu hỏi của bạn chúng tôi đã xin sự hỗ trợ của các bác sĩ và được tư vấn như sau:

Bác sĩ tư vấn: Nguyên nhân gây khó ngủ ngủ không sâu giấc

Tình trạng khó ngủ ngủ không sâu giấc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, có những nguyên nhân chính sau đây:

– Sự căng thẳng quá mức: Khi thần kinh phải làm việc quá mức thì thường gây nên tình trạng rối loạn hệ thống thần kinh và gây nên hiện tượng khó ngủ, có thể dẫn tới mất ngủ.

– Ăn tối quá muộn: Thời điểm lý tưởng để ăn bữa tối là 2 – 3 tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ. Việc ăn quá sát giờ ngủ có thể gây áp lực cho hệ thống tiêu hóa gây nên hiện tượng khó ngủ.

–  Sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng caffein: Thời điểm sử dụng cà phê lý tưởng nhất là trước 3 giờ chiều. Nếu sử dụng sau khoảng thời gian này có thể khiến cho giấc ngủ bị rối loạn và dễ gây nên tình trạng ngủ không sâu giấc.

 Nguyên nhân gây khó ngủ ngủ không sâu giấc
Một tách cà phê có thể khiến bạn mất ngủ cả đêm

– Tập thể dục trước khi đi ngủ: Khi tập thể dục nhịp tim thường tăng lên và cơ thể rơi vào trạng thái hưng phấn. Tập luyện cũng khiến cho hệ thần kinh được kích thích và dẫn tới việc khó ngủ.

– Uống rượu, bia trước khi ngủ: Mỗi ngày nếu uống một ly rượu sẽ tốt cho tim mạch. Nhưng, nếu uống rượu trước khi đi ngủ thì có thể khiến cho chất lượng giấc ngủ bị suy giảm.

– Ngủ ngày nhiều: Ngủ ngày nhiều khiến cho nhịp sinh học bị rối loạn và đêm khó ngủ cũng là dễ hiểu.

– Phòng quá sáng, nhiệt độ không thích hợp: Phòng quá sáng sẽ làm cho chất lượng giấc ngủ bị suy giảm. Nhiệt độ lý tưởng của phòng ngủ là từ 18 – 22 độ C. Nếu phòng quá nóng hay quá lạnh đều khiến cho người đó cảm thấy khó ngủ.

Bạn có thể kiểm tra lại tất cả các vấn đề này của bố mình để xác định nguyên nhân nào gây nên tình trạng khó ngủ ngủ không sâu giấc của ông. Phải tìm được nguyên nhân thì mới có hướng khắc phục phù hợp.

5 Cách khắc phục khi bị khó ngủ ngủ không sâu giấc

Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc hoàn toàn có thể cải thiện bằng những cách khá đơn giản sau đây:

Tạo một môi trường ngủ tốt nhất

Phòng ngủ là không gian để thư giãn hoàn toàn và giúp bạn có thể vượt qua mọi căng thẳng. Chính vì thế, không nên để quá nhiều các thiết bị giải trí trong phòng ngủ. Nó là sự không cần thiết.

Bên cạnh đó, hãy chọn màu sơn, nội thất phù hợp, nhẹ nhàng. Điều này giúp việc ngủ sẽ nhanh và nhẹ nhàng hơn.

Tạo một môi trường ngủ tốt nhất
Sắp xếp một không gian phòng ngủ nhẹ nhàng, dễ chịu

Đảm bảo phòng ngủ tối

Hormone melatonin sẽ được giải phóng khi trời tối và nó giúp bạn có thể đi ngủ. Trong trường hợp, hormone này không thể giúp bạn ngủ ngon thì nó sẽ dựa vào thời gian để điều chỉnh nhận thức của một người thông qua nhịp sinh học.

Nếu ánh sáng có xu hướng mờ dần thì hormone melatonin sẽ tăng lên và lúc này não bộ sẽ phát ra tín hiệu buồn ngủ. Nếu phòng ngủ đảm bảo được luôn tối (rèm, không bật đèn…) thì một người sẽ chìm vào giấc ngủ nhanh chóng và dễ hơn.

Hãy giảm căng thẳng

Khó ngủ ngủ không sâu giấc do một nguyên nhân là sự căng thẳng quá mức. Những áp lực từ cuộc sống ban ngày: công việc, gia đình, các mối quan hệ… thường khiến cho một người hình thành các cảm giác tiêu cực và khó ngủ vào ban đêm.

Chính vì thế, hãy:

– Lập danh sách công việc cần làm vào ngày hôm sau

– Liệt kê những lo lắng mà bạn đang gặp phải.

– Kê giường ngủ sang một vị trí khác.

– Thiền để giúp giảm căng thẳng và lo lắng.

Tăng cường tập thể dục, nâng cao chất lượng bữa ăn

Tăng cường tập thể dục, nâng cao chất lượng bữa ăn
Tập thể dục giúp ngủ ngon hơn

Tập thể dục là một cách giúp tăng cường chất lượng của giấc ngủ. Mỗi tuần nếu tập luyện ít nhất 150 phút có thể giúp cho giấc ngủ của một người tăng lên tới 65%.

Cùng với đó, tích cực ăn những loại thực phẩm có lợi cho giấc ngủ và hạn chế những loại thực phẩm có hàm lượng đường, cafein, chất béo bão hòa. >> https://gnite.com.vn/kho-ngu-nen-an-uong-gi/

Bám sát lịch trình ngủ mỗi ngày

Việc cố gắng đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ sẽ giúp cải thiện giấc ngủ của bạn vô cùng hiệu quả. Đây là cách giúp bạn xây dựng nhịp sinh học. Lặp lại hàng ngày chắc chắn sẽ hình thành những thói quen tốt và giúp bạn có thể ngủ ngon và sâu hơn.

Bạn Tuyến thân mến, với tình trạng của bố bạn hiện tại; chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu nguyên nhân nào khiến cho bố bạn bị khó ngủ ngủ không sâu giấc. Chỉ khi tìm ra được nguyên nhân và áp dụng phương pháp khắc phục đúng thì ông mới có thể khỏe lại.

Nguồn: Gnite.com.vn

Xem thêm:

Bạn cũng có thể thích