Gần đây, tôi thường xuyên có cảm giác lo âu, hồi hộp, bồn chồn trong người. Không biết có phải do áp lực, căng thẳng từ công việc hay tôi bị bệnh gì? Tình trạng như vậy có chữa được không? Mong các chuyên gia cho tôi lời khuyên.
(Hiếu, 34 tuổi)
Nội dung chính trong bài

Trả lời
Bạn Hiếu thân mến! Câu hỏi của bạn cũng là thắc mắc của rất nhiều người khi thường xuyên có cảm giác lo âu bồn chồn hồi hộp. Tình trạng này được biểu hiện qua các triệu chứng như: lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, thấp thỏm không yên, tim đập nhanh, ra nhiều mồ hôi, thậm chí chóng mặt, buồn nôn…. Vậy nó có phải là biểu hiện bệnh lý không? Bệnh lo âu hồi hộp bồn chồn là như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu:
Lo âu, hồi hộp, bồn chồn có phải là bệnh không?
Để trả lời câu hỏi lo âu, hồi hộp, bồn chồn có phải là bệnh lý không? Cần phải xem xét dựa trên nhiều yếu tố: mức độ nghiêm trọng, thời gian, thể trạng sức khỏe… Nếu tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, với mức độ nhẹ, cơ thể vẫn khỏe mạnh, bình thường, sau đó có thể tự cân bằng trở lại thì nó không phải là bệnh lý. Rất có thể là do sự căng thẳng, áp lực nhất thời.
Ngược lại, nếu cảm giác lo âu hồi hộp bồn chồn diễn ra thường xuyên, kéo dài hàng tháng trời (ít nhất 3 tháng), ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, công việc hàng ngày, khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, không thể tập trung, tâm trạng thất thường… thì đây có thể là biểu hiện của bệnh lý, liên quan đến suy nhược thần kinh hoặc bệnh về tim mạch…

Cụ thể: Lo âu, hồi hộp, bồn chồn là bệnh gì?
Như đã nói ở trên thì lo âu, hồi hộp, bồn chồn có thể là biểu hiện của các bệnh lý như:
Bệnh tim mạch
Nếu 1 người thường xuyên có cảm giác lo âu, hồi hộp, bồn chồn… ngay cả khi đối mặt với sự việc hết sức bình thường thì đây có thể là biểu hiện của bệnh lý về tim mạch (loạn nhịp tim, suy tim, cơ tim, động mạch vành…).
Nhịp tim bị rối loạn, đập nhanh hơn, mạch không đều, khiến người bệnh trở nên hồi hộp, lo lắng, kèm các biểu hiện: khó thở, thở khò khè, đau tức ngực, chán ăn, buồn nôn, nghiêm trọng hơn có thể chóng mặt, ngất xỉu.
Lo âu, hồi hộp, bồn chồn là biểu hiện của bệnh suy nhược thần kinh
Bệnh suy nhược thần kinh bao gồm:
Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu lại được phân chia thành nhiều loại: rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, lo âu hậu chấn thương tâm lý, rối loạn lo âu xa cách, ám ảnh sợ xã hội…… Biểu hiện chung của chứng rối loạn lo âu này là cảm giác lo âu hồi hộp bồn chồn, diễn ra liên tục, thậm chí thái quá. Người bệnh bị ám ảnh, sợ hãi một cách vô lý, không thể tập trung vào bất cứ việc gì.

Stress
Stress có thể do nhiều nguyên nhân: căng thẳng, áp lực từ công việc, gia đình, mâu thuẫn từ các mối quan hệ xã hội, bạn bè, suy nghĩ quá nhiều…. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà biểu hiện ở mỗi người sẽ khác nhau. Nhưng hầu hết đều có cảm giác lo âu, hồi hộp, bồn chồn, dễ nổi cáu, buồn bực, giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng, không thể ngủ ngon, ngủ chập chờn không sâu giấc.
Trầm cảm
Trầm cảm cũng là một trong những bệnh suy nhược thần kinh ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng trẻ hóa. Người bệnh cũng sẽ có các biểu hiện thường xuyên lo âu, hồi hộp, bồn chồn (trầm cảm ở mức độ nhẹ). Sau đó, nếu không được chữa trị, bệnh tình sẽ ngày càng nặng lên, biểu hiện ra cả hành vi bất thường, chán nản, thậm chí có ý định tự tử.

Cách chữa bệnh lo âu, hồi hộp, bồn chồn
Như đã nói ở trên thì lo âu, hồi hộp, bồn chồn có thể là biểu hiện bệnh lý hoặc không. Cần chú ý theo dõi, nếu nó diễn ra trong thời gian dài thì nên đi khám sớm để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có hướng chữa trị kịp thời.
Tùy vào mức độ nặng, nhẹ, bác sĩ có thể:
– Kê thuốc uống: Chủ yếu là thuốc chống lo âu, trầm cảm..
– Liệu pháp tâm lý: Giúp bệnh nhân thay đổi suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, tìm ra căn nguyên của vấn đề rồi vượt qua nó.
– Ngoài ra, có thể cải thiện cảm giác lo âu, hồi hộp, bồn chồn bằng cách:
- Giữ cho tinh thần thoải mái, thả lỏng tâm lý, suy nghĩ theo hướng tích cực, lạc quan, không quá đặt nặng mọi vấn đề.
- Chia sẻ, nói chuyện nhiều hơn với người thân, người xung quanh, bạn bè để được giúp đỡ về bất cứ vấn đề gì bạn mắc phải trong cuộc sống.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để nâng cao sức đề kháng, thư giãn gân cốt, xả stress…
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn Hiếu giải đáp được phần nào những thắc mắc của mình về cảm giác lo âu, hồi hộp, bồn chồn. Để kết luận chính xác nó có phải là bệnh lý không tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
Nguồn: Gnite.com.vn