Bà bầu mất ngủ có phải sắp sinh không? Đặc biệt 3 tháng cuối

Mất ngủ có phải sắp sinh không? Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối, người mệt mỏi, trằn trọc, khó tập trung… Liệu có phải bé yêu sắp chào đời? Tình trạng có ảnh hưởng gì tới mẹ cũng như thai nhi trong bụng?

Cùng tìm hiểu về tình trạng bà bầu 3 tháng cuối bị mất ngủ ngay trong bài viết nhỏ sau đây để có cái nhìn thấu đáo và tổng quát nhất về tình trạng này.

Mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối là tình trạng nhiều mẹ gặp phải
Mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối là tình trạng nhiều mẹ gặp phải

1. Tâm sự bà bầu bị mất ngủ 3 tháng cuối! Mệt mỏi, đau đớn!

Em vốn  dĩ ăn ngon, ngủ khỏe, bầu bí chẳng nghén ngẩm gì nhưng từ khi bước sang tháng thứ 7 là không thể nào ngủ ngon được. Ban ngày đi làm đủ 8 tiếng tại công ty, trưa chợp mắt được 30 phút tối chỉ mong đi ngủ sớm nhưng cứ đặt lưng xuống giường là y như rằng chỉ ngủ được 1 – 2 tiếng là con gò, đi vệ sinh, chuột rút… Và, em cũng không thể ngủ lại được.

Đêm em cứ ì ạch chuyển mình hết trái lại phải, đi vệ sinh lỉnh kỉnh… mấy hôm nay lại còn bị chuột rút nhiều nên đau vô cùng. Điều này làm em quá mệt mỏi cho ngày hôm sau ở công ty. Đôi khi người cứ như đi mượn, lờ đờ! Tình trạng này nếu cứ kéo dài tới lúc đẻ chắc em không trụ được mất.

Ở công ty em có chị trước cũng hay bị mất ngủ, chị bảo em mất ngủ thì có thể sắp sinh. Nhưng giờ em mới hơn 8 tháng thì sinh nở gì chứ, làm em lại lo mình bị sinh non. Không biết, mất ngủ có phải sắp sinh không ạ?

Em đang trong tình trạng vừa mệt, lo lắng mà lại hoang mang quá!

>>> Xem thêm: Mẹ bỉm “kêu trời” vì khó ngủ sau khi sinh: Làm sao khắc phục?

2. Mẹ bầu mất ngủ khi mang thai, nguyên nhân do đâu?

Thực tế, có rất nhiều mẹ bầu bị mất ngủ khi mang thai; đặc biệt là bầu mất ngủ 3 tháng cuối. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, trong đó, có những nguyên nhân có thể chỉ mặt kể tên ngay sau đây:

Sự thay đổi nội tiết tố của mẹ: Trong mỗi tam cá nguyệt, cơ thể mẹ sẽ có những sự thay đổi nhất định. Đặc biệt, trong giai đoạn thứ 3 của thai kì thì nội tiết tố cũng như tâm sinh lý của mẹ có sự thay đổi rõ rệt. Chính điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhịp sinh học của mẹ và khiến cho mẹ mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ.

Sự thay đổi nội tiết tố của mẹ là một nguyên nhân điển hình
Sự thay đổi nội tiết tố của mẹ là một nguyên nhân điển hình

– Ảnh hưởng từ việc mang thai: Khi mang thai, cơ thể mẹ phải chịu những tác động như chuột rút, em bé đạp/ huých vào bụng mẹ, thiếu máu lên não gây nên đau đầu… Tất cả những điều này sẽ càng nghiêm trọng hơn khi bước vào cuối thai kì khiến mẹ bị mất ngủ thường xuyên. Em bé trong bụng ngày càng lớn, việc chèn ép bàng quang hay các dây thần kinh nghiêm trọng hơn, gây nên tình trạng ợ hơi, rối loạn tiêu hóa cũng như gây nên tình trạng mất ngủ.

– Tư thế nằm: Sự lớn lên nhanh chóng về mặt kích thước của thai nhi khiến cho bụng mẹ to hơn. Những động tác nhẹ nhàng như xoay người hoàn toàn có thể khiến mẹ gặp khó khăn, mệt mỏi. Do vậy, mất ngủ 3 tháng cuối thai kì cũng vì thế mà dễ hiểu.

– Tâm lý mẹ bị rối loạn: Thường thì, tâm lý chung của các mẹ khi càng gần đến ngày dự sinh thường lo lắng nhiều hơn. Có những mẹ còn gặp phải tình trạng mê sảng, giấc ngủ bị xáo trộn, ngủ không ngon.

3. Mất ngủ có phải sắp sinh, có ảnh hưởng tới con, tới mẹ?

Nhiều người cho rằng, mất ngủ là dấu hiệu của việc sắp sinh. Nhưng, điều này không đúng! Có những mẹ còn bị mất ngủ 3 tháng giữa hay 3 tháng đầu. Trong các giai đoạn khác nhau sẽ do những nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, mất ngủ có phải sắp sinh thì KHÔNG PHẢI mẹ nhé!

# Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào tới con?

Mất ngủ của mẹ có thể ảnh hưởng tới trọng lượng, trí não của trẻ
Mất ngủ của mẹ có thể ảnh hưởng tới trọng lượng, trí não của trẻ

Thực tế thì, dù mẹ bầu có mất ngủ thì việc ăn – ngủ của thai nhi trong bụng mẹ vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, khi cơ thể bị mất ngủ thì một số bộ phận trong cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng. Điều này có những tác động không tốt tới quá trình phát triển của thai nhi:

Trí não trẻ bị ảnh hưởng: Khi đồng hồ sinh học của mẹ bị xáo trộn  sẽ khiến cho lượng hormone thùy trước tuyến yên tăng lên. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển cũng như tăng trưởng của thai nhi. Mẹ có thói quen ngủ muộn thì trẻ sinh ra thường nhẹ cân cũng như trí não có xu hướng chậm phát triển.

Trẻ có thể bị thiếu máu: Khoảng thời gian hiệu quả nhất để tạo máu là từ 23 giờ – 3 giờ; gan chính là cơ quan có mức năng lượng cao nhất và có khả năng làm sạch máu hiệu quả. Nếu mẹ bầu không ngủ được trong khoảng thời gian này thì khi một đứa trẻ chào đời nó rất dễ mắc bệnh thiếu máu, chậm phát triển.

Khi sinh, trẻ có thể quấy khóc: Tâm trạng của mẹ trong quá trình mang thai cũng có những ảnh hưởng tới tâm trạng của trẻ. Nếu mẹ thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ… thì đứa trẻ sinh ra cũng thường hay khóc, khó dỗ.

# Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào tới mẹ?

Bầu mất ngủ tháng cuối ảnh hưởng không tốt chút nào tới sức khỏe cũng như tâm sinh lý của mẹ. 

Mất ngủ của mẹ có thể ảnh hưởng tới trọng lượng, trí não của trẻ
Mất ngủ của mẹ có thể ảnh hưởng tới trọng lượng, trí não của trẻ

Ảnh hưởng tới sự tỉnh táo, làm mẹ kiệt sức: Đối với một người khỏe mạnh bình thường, giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn tới tất cả các cơ quan, chức năng. Mất ngủ thường xuyên sẽ khiến cho các mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, uể oải cũng như không được tỉnh táo. Nhiều mẹ do bị mất ngủ quá nhiều khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng kiệt sức, lái xe có thể té ngã, đi dễ vấp ngã… Ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi.

Có thể gây nên tình trạng khó sinh: Các chuyên gia Y tế đã chỉ ra rằng, vào tam cá nguyệt thứ 3 của thai kì. Nếu mẹ ngủ ít hơn 6 tiếng rất có thể sẽ phải sinh mổ do tình trạng khó sinh xuất hiện. Chính vì thế, mẹ hãy cố gắng ngủ nhiều hơn vào giai đoạn này. Điều này giúp cho mẹ có thẻ vượt cạn dễ dàng hơn.

4. Một số mẹo giúp bà bầu ngủ ngon trong 3 tháng cuối không cần dùng thuốc

Mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ hoàn toàn có thể tự điều chỉnh bằng lối sống cũng như chế độ dinh dưỡng mà không cần dùng thuốc. Dưới đây là một số mẹo giúp bà bầu ngủ ngon trong 3 tháng cuối.

– Nằm nghiêng về bên trái khi ngủ: Mỗi mẹ thường có những thói quen nằm ngủ khác nhau. Nhưng, theo lời khuyên mà các bác sĩ đưa ra thì mẹ nên nằm nghiêng về bên trái, chân nên gác gối cho thoải mái. Ở hướng này mẹ sẽ có cảm giác dễ thở hơn cũng như thai nhi không đè lên các tĩnh mạch chuyển máu từ chân về tim. Tư thế ngủ được đánh giá tốt cho việc lưu thông máu, mẹ thoải mái cử động cũng như không lo sưng phù.

Nằm nghiêng về bên trái khi ngủ
Nằm nghiêng về bên trái khi ngủ

– Không nên sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ: Các bức xạ điện từ của điện thoại, iPad; các tia cực tím sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ, khiến mẹ khó ngủ.

– Không nên uống nhiều nước vào buổi tối: Thai nhi chèn vào bàng quang khiến mẹ thường xuyên phải đi vệ sinh. Nếu mẹ uống nhiều nước vào  buổi tối thì chắc chắn mẹ sẽ phải đi vệ sinh với tần suất nhiều hơn.

– Hạn chế ngủ ngày: Việc ngủ vào ban ngày nhiều cũng khiến cho buổi tối mẹ khó ngủ, trằn trọc.

– Ngâm chân bằng các loại thảo dược cũng có thể giúp mẹ ngủ ngon và nhanh hơn. Mẹ có thể cân nhắc ngâm chân với muối, gừng, xả, chanh…

– Luôn giữ cho tình thần thoải mái và vui vẻ. Việc mẹ quá lo lắng cũng chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng khó ngủ, việc bầu bí vì thế mà trở nên mệt mỏi, sinh nở trở nên khó khăn.

– Không sử dụng các chất kích thích, cà phê, đồ cay nóng…

Tình trạng khó ngủ khi mang thai tháng cuối là hoàn toàn bình thường, mất ngủ có phải sắp sinh thì là không phải mẹ nhé! Nhưng, mẹ có thể khắc phục tình trạng này chỉ với những điều chỉnh nhỏ trong sinh hoạt, lối sống hàng ngày. Hãy suy nghĩ tích cực và cởi mở hơn để tình trạng mất ngủ không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé mẹ nhé!

Nguồn: Gnite.com.vn

Xem thêm:

Bạn cũng có thể thích