Tìm hiểu về bệnh mất ngủ không thực tổn và những lưu ý chớ bỏ qua!

Bệnh mất ngủ không thực tổn được đánh giá là một bệnh lý liên quan tới giấc ngủ khá phổ biến hiện nay. Bệnh gây nên tình trạng suy nhược, mệt mỏi và ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như chất lượng công việc.

Mất ngủ không thực tổn là gì?

Mất ngủ không thực tổn là một dấu hiệu của bệnh lý rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Người bệnh rơi vào tình trạng mệt mỏi, không thể tập trung vào công việc và cuộc sống.

Tình trạng mất ngủ không thực tổn thường xuyên xảy ra và gây nên những trở ngại trong hoạt động chuyên môn, xã hội của người đó. 

Người bệnh luôn cảm thấy khó có thể đi vào giấc ngủ và khó giữ được giấc ngủ của mình; đôi khi, đó có thể là cảm giác không thoải mái sau khi ngủ dậy.

>> Tham khảo: Mất ngủ là gì? Kéo dài kinh niên nên ăn uống, làm gì?

Mất ngủ không thực tổn là gì?
Mất ngủ không thực tổn khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ

Biểu hiện điển hình của chứng mất ngủ không thực tổn

Các dấu hiệu của tình trạng bệnh mất ngủ không thực tổn khá dễ nhận biết:

– Thời gian ngủ thường ít hơn 5 giờ/ một ngày và ít nhất 3 lần/ tuần; những dấu hiệu này thường kéo dài trên 1 tháng.

– Mất ngủ này không phải do những bệnh lý thực thể gây nên: nội tiết, tim mạch, thần kinh, huyết áp… Nó cũng không phải do hóa chất hay là triệu chứng của bệnh liên quan đến tâm thần.

– Người bệnh thường khó vào giấc, ngủ không sâu, đêm có thể tỉnh dậy và không ngủ lại được…

– Người bệnh thường quá bận tâm về giấc ngủ và đi kèm với nó là sự lo lắng một cách quá mức về hậu quả của giấc ngủ, kể cả ban ngày cũng như ban đêm.

– Do số lượng và chất lượng giấc ngủ không thỏa mãn được nhu cầu, mong muốn của người bệnh nên gây ra những trở ngại trong quá trình sinh hoạt, làm việc của người đó; có người rơi vào trạng thái đau khổ.

Biểu hiện điển hình của chứng mất ngủ không thực tổn
Người bệnh thường gặp khó khăn trong sinh hoạt

Điều trị bệnh mất ngủ không thực tổn như thế nào cho hiệu quả?

Để điều trị tình trạng mất ngủ này cần phải tuân thủ nguyên tắc điều trị bệnh lý này:

Nguyên tắc điều trị bệnh mất ngủ không thực tổn

– Cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây nên bệnh lý này là do: cảm xúc, loạn thần, bệnh lý thực thể, bệnh lý tâm căn…

– Tránh không lạm dụng thuốc.

– Khai thác nhân cách cũng như các sang chấn tâm lý mà bệnh nhân gặp phải; hoàn cảnh sống của bệnh nhân.

– Các biện pháp điều trị bệnh: Liệu pháp tâm lý, vệ sinh giấc ngủ, hóa dược…

>> Dành cho người mất ngủ thường xuyên: https://gnite.com.vn/mat-ngu-thuong-xuyen-la-benh-gi/

Hướng điều trị bệnh mất ngủ không thực tổn

Để có thể thoát khỏi tình trạng bệnh lý về giấc ngủ này, bản thân người bệnh cần có hướng khắc phục phù hợp, sắp xếp lại giấc ngủ. Nên đi ngủ và thức dậy vào một khoảng thời gian nhất định để hình thành nên đồng hồ sinh học.

Một số lời khuyên bạn có thể cân nhắc và thực hiện:

Hướng điều trị bệnh mất ngủ không thực tổn
Hãy cởi mở để tinh thần được thoải mái

– Không nên quá căng thẳng về mặt tâm lý, cảm xúc; hãy tạo ra một cảm xúc thoải mái trước khi đi ngủ. Làm việc khoa học, tập luyện thể thao và giải trí để tinh thần được thoải mái nhất.

– Nên tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe nhưng không nên tập quá gần trước giờ ngủ. Nó có thể khiến bạn mất ngủ.

– Không dùng các chất kích thích tác động lên hệ thần kinh trung ương như: cà phê, rượu bia… Nếu dùng vào chiều và tối thì việc mất ngủ diễn ra là bình thường.

– Không nên ăn quá no, ăn thức ăn khó tiêu hay đồ ngọt… Nó có thể khiến cho bạn cảm thấy đầy bụng, khó chịu. Thời gian ăn tốt nên cách giấc ngủ 3 – 4 giờ.

– Tránh sử dụng các thiết bị điện tử: tivi, máy tính, điện thoại… trước khi ngủ.

– Không ngủ ngày nhiều.

– Trong phòng ngủ nên tĩnh lặng, tối và thoáng đãng. Chăn gối nên mềm mại, dễ chịu. Nó sẽ tạo điều kiện giúp bạn có thể ngủ nhanh.

– Đi ngủ và thức dậy vào một khoảng thời gian nhất định mỗi đêm. Điều này giúp cho bạn có thể hình thành nên một nhịp sinh học.

Tình trạng bệnh mất ngủ không thực tổn nếu không phát hiện, điều trị sớm thì chắc chắn những hậu quả, tác động mà bệnh lý này gây nên là vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe, cuộc sống của người bệnh. Nếu có những dấu hiệu bệnh nên thăm khám và điều trị sớm để sức khỏe không bị ảnh hưởng.

Nguồn: Gnite.com.vn

Xem thêm:

Bạn cũng có thể thích