Mẹ bị mất ngủ sau sinh mổ làm sao để cải thiện?

Mất ngủ sau sinh mổ là vấn đề mà rất nhiều mẹ bỉm sữa đang gặp phải hiện nay. Sau sinh, mẹ được lên một thiên chức mới nhưng cũng đi kèm với nó nhiều áp lực, mệt mỏi, căng thẳng… Nếu mẹ không ngủ được sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thể chất cũng như tinh thần.

>>> Xem ngay: https://gnite.com.vn/mat-ngu-la-gi-nguyen-nhan-he-qua/

Nhiều mẹ bị mất ngủ sau sinh mổ – nguyên nhân do đâu?

Dạo một vòng các diễn đàn không quá khó để gặp phải những tâm sự của các mẹ bỉm sữa than thở về tình trạng mất ngủ sau sinh:

Nhiều mẹ bị mất ngủ sau sinh mổ - nguyên nhân do đâu?
Có nhiều mẹ sau sinh bị mất ngủ

Mẹ Nhím: “Ban ngày con thức chơi, em phải chơi cùng con. Tối con ngủ ngoan cũng muốn nhắm mắt ngủ luôn cho đỡ mệt mà em không thể nào ngủ được. Cứ thao thức, trằn trọc; rồi con ọc ạch đòi bú hoặc đi ị là hết đêm. Hôm sau cứ mệt rũ rượi”.

Mẹ Ốc: “Cả đêm mình chỉ ngủ được 3 – 4 tiếng mặc dù rất thèm ngủ. Lúc nào cũng thấy khó chịu trong người, rồi xoay qua xoay lại cho con ti vài lần là lại hết đêm”.

“Mình rất thính ngủ, chỉ cần có tiếng động nhẹ hay con ọ ẹ cái là tỉnh. Vậy nên, từ đợt sinh con xong là không có được giấc ngủ ngon nào. Bình thường các mom khác có thể tranh thủ ngủ cùng con mà mình thính ngủ quá nên khổ thật. Ban ngày là làm đủ thứ việc không có thời gian nghỉ ngơi” mẹ Cà chua chia sẻ.

Vậy, nguyên nhân nào gây nên tình trạng mất ngủ sau sinh?

– Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ sau sinh sẽ gây nên cảm giác khó chịu và khiến các mẹ cảm thấy khó ngủ. Đặc biệt nhất chính là nồng độ estrogen thấp khiến cho giấc ngủ rối loạn. Nhiều mẹ rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh cũng do nguyên nhân này mà ra.

Vậy, nguyên nhân nào gây nên tình trạng mất ngủ sau sinh?
Sau sinh, nội tiết tố trong cơ thể mẹ có sự thay đổi

– Tâm trạng sau sinh thay đổi, nhiều mẹ lo lắng và căng thẳng quá mức. Những điều này khiến cho giấc ngủ bị thay đổi cũng như gây nên tình trạng mất ngủ. Nhiều mẹ mất ngủ sau sinh mổ cũng xuất phát từ sự lo lắng vết mổ một cách quá mức.

– Cho bé bú: Nếu trước đây, mẹ có thể ngủ liền cả đêm. Thì nay, mẹ cần thức dậy vài lần để cho bé bú hoặc thay tã. Điều này có thể khiến cho mẹ có thể khó ngủ lại. Hoặc, bạn vừa ngủ lại thì bé lại muốn bú tiếp. Một đêm dài trôi qua và có thể bạn mới chỉ ngủ được một lát.

– Đổ mồ hôi: Sau sinh, cơ thể chị em thường có một lượng chất lỏng dư thừa. Các hormone sẽ làm sạch lượng chất lỏng đó thông qua việc bài tiết qua các tuyến mồ hôi. Việc đổ nhiều mồ hôi cũng khiến bạn mất ngủ

– Cùng với đó, có nhiều nguyên nhân khác mang tính chất khách quan nhưng hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn: phòng ốc chật chội, bí, thiếu khí, quá lạnh hay quá nóng…

>>> Xem thêm: Bà bầu mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối, có phải sắp sinh?

Tác hại của tình trạng mất ngủ sau sinh mổ ảnh hưởng tới mẹ như thế nào?

Sau sinh bị mất ngủ được đánh giá là một tình trạng phổ biến mà rất nhiều mẹ đang gặp phải. Nhưng nó lại có những tác động vô cùng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như tâm sinh lý của mẹ sau sinh.

Đối với một người bình thường, việc mất ngủ thường khiến họ cảm thấy mệt mỏi, uể oải thì chắc chắn đối với phụ nữ sau sinh tình trạng này còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Tác hại của tình trạng mất ngủ sau sinh mổ ảnh hưởng tới mẹ như thế nào?
Mẹ mệt mỏi, có thể trầm cảm vì mất ngủ

Ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ: Thiếu ngủ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ, kiệt sức. Tinh thần thường không được minh mẫn và khó tập trung. Chính vì thế, việc chăm sóc con cũng sẽ gặp những khó khăn.

Ảnh hưởng tới tâm sinh lý: Nếu bạn đã nghe tới trầm cảm sau sinh thì việc mất ngủ chính là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Thần kinh mệt mỏi, không ai chia sẻ công việc, dễ cáu gắt, giận dỗi…

Ảnh hưởng tới chất lượng sữa: ngủ không đủ giấc kết hợp với sức khỏe không tốt chính là một nguyên nhân gây nên hiện tượng ít sữa, tắc sữa; sữa mẹ bị giảm cả về số lượng cũng như chất lượng.

Như vậy, mẹ bị mất ngủ sau sinh cần phải nhanh chóng cải thiện tình trạng của mình để không ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần cũng như chất lượng sữa. Vậy, làm sao để giải quyết tình trạng mất ngủ sau khi sinh con này?

Mách mẹ cách khắc phục tình trạng mất ngủ sau sinh mổ

Thực tế, để kiểm soát tình trạng mất ngủ sau sinh không phải là vấn đề quá khó khăn. Hãy nghỉ ngơi nhiều hơn, chia sẻ công việc chăm sóc bé cho người thân, cố gắng ngủ cùng bé…

– Hãy chia sẻ việc chăm bé cho người thân: Có nhiều bà mẹ sau sinh mắc một loại bệnh “tâm lý” chính là không muốn ai động vào bé. Nếu bạn đang thế? Hãy cố gắng gạt bỏ suy nghĩ này để mọi người trong gia đình có thể phụ giúp bạn chăm sóc bé, giúp bạn có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

– Cố gắng ngủ cùng bé: Cho bé đi ngủ sớm và cố gắng ngủ cùng bé. Hãy tận dụng những khoảng thời gian này để có một đêm ngủ nhiều hơn. Nếu khó ngủ mẹ có thể tắm nước nóng, uống một số loại trà thảo dược giúp ngủ ngon…

– Không dùng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Hãy tắt các thiết bị điện tử trước 2 giờ trước khi đi ngủ. Nó giúp bạn có được giấc ngủ ngon hơn, tránh tình trạng chập chờn.

Mách mẹ cách khắc phục tình trạng mất ngủ sau sinh mổ
Trước khi ngủ, mẹ không nên dùng thiết bị điện tử

– Hãy giữ cho tinh thần luôn thoải mái và tránh việc tạo quá nhiều áp lực cho bản thân. Vẫn biết, việc chăm sóc con cái sẽ khiến bạn phải vất vả hơn, nhưng con cái cũng chính là sợi dây gắn kết tình cảm, hạnh phúc của gia đình. Luôn nhìn nhận mọi thứ tích cực và chắc chắn bạn sẽ quen dần với việc này.

– Tập một số bài tập nhẹ nhàng vừa giúp mẹ có thể giảm cân đồng thời giúp tránh căng thẳng, mệt mỏi; giúp mẹ có thể ngủ ngon hơn. Mẹ có thể vừa chăm bé vừa tập Yoga hay những bài thể dục vừa với sức khỏe.

– Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, cung cấp đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

– Dọn dẹp phòng ngủ thoáng mát, tránh tình trạng quá cao hay quá thấp ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Thực tế, mất ngủ sau sinh mổ hay sinh thường không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Mẹ hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này bằng những thói quen tích cực, bằng chế độ ăn uống cũng như tập luyện. Chúc mẹ sẽ sớm có lại được một giấc ngủ ngon và nhiều sữa cho bé bú.

Nguồn: Gnite.com.vn

Bạn cũng có thể thích