Bất cứ công việc nào cũng sẽ có những áp lực riêng của nó. Nhưng, bạn có biết các ngành nghề gây căng thẳng thần kinh giác quan nhất năm 2020 nhất hiện nay là gì không? Cùng điểm qua bài viết sau nhé!
Nội dung chính trong bài
- Căng thẳng thần kinh giác quan và những hệ lụy nếu không phát hiện, điều trị sớm
- Các ngành nghề gây căng thẳng thần kinh giác quan bạn cần biết
- Bác sĩ
- Điều phối viên của lực lượng cảnh sát, cứu thương, cứu hỏa
- Y tá và trợ lý gây mê
- Phi công
- Giám đốc điều hành (CEO)
- Cảnh sát hiện trường
- Phóng viên ảnh
- Lái xe taxi
- Quan hệ công chúng
- Lính cứu hỏa
Căng thẳng thần kinh giác quan và những hệ lụy nếu không phát hiện, điều trị sớm
Khi cuộc sống ngày càng phát triển, bận rộn; con người dường như bị kéo đi trong vòng xoáy cơm – áo – gạo – tiền. Có những ngành nghề bắt buộc người lao động phải làm việc cật lực. Đồng thời, có những nghề nghiệp khiến cho người theo đuổi công việc đó rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và rất dễ stress.

Năm 2020, cả nhân loại bước sang thềm một thập kỉ mới. Có nhiều công việc mới được hình thành, mỗi công việc đòi hỏi người lao động phải có trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp. Các ngành nghề gây căng thẳng thần kinh giác quan vào năm 2020 cũng vì thế mà nhiều hơn.
Nhưng, về cơ bản, tình trạng căng thẳng kéo dài đều gây nên những hệ lụy không tốt cho sức khỏe của người lao động đó. Dưới đây là những nguy cơ mà tình trạng này có thể gây nên:
– Sức khỏe bị giảm sút, người đó có thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, lo âu, kiệt sức, mất ngủ, suy nhược thần kinh, nhân cách bị rối loạn…
– Các bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp, đột quỵ cao hơn nhiều lần so với những người làm các công việc bình thường.
– Thừa cân, béo phì hoặc cũng có thể bị giảm cân do không ăn được.
– Các vấn đề liên quan tới da và tóc: vảy sừng, mụn, rụng tóc…
– Chức năng tình dục bị suy giảm ở cả hai giới. Chị em bị rối loạn kinh nguyệt….
– Nhiều người gặp phải các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa do lo lắng một cách quá mức.
– Những người làm các công việc gây căng thẳng thần kinh đôi khi còn khiến cho quá trình thụ thai bị ảnh hưởng, khó có con.
>> Xem thêm: 4 nguyên nhân dẫn đến stress tiền hôn nhân – Cách xử lý gọn!
Các ngành nghề gây căng thẳng thần kinh giác quan bạn cần biết
Mỗi ngành nghề đều đòi hỏi những kỹ năng khác nhau. Nhưng dưới đây là những ngành nghề mà những người làm việc cần phải đối mặt với nhiều áp lực.
Bác sĩ

Năm 2020 mở đầu với đại dịch cúm virus Corona (Vũ Hán), những con số về thương vong đang ngày một tăng lên. Số bác sĩ phải hy sinh vì đại dịch này cũng đang tăng lên không ngừng. Để đối phó với bệnh lý hô hấp này, các bác sĩ cần phải cách ly, làm việc kiệt sức và có nguy cơ lây nhiễm từ người bệnh bất cứ lúc nào. Chính vì thế, đây là một trong các ngành nghề gây căng thẳng thần kinh giác quan nhất năm 2020.
Điều phối viên của lực lượng cảnh sát, cứu thương, cứu hỏa
Công việc này đòi hỏi người thực hiện phải có sự tập trung một cách tối đa và cùng lúc xử lý nhiều thông tin. Hơn nữa, trong quá trình làm việc yêu cầu độ chính xác tuyệt đối, mọi sai sót sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người.
Y tá và trợ lý gây mê

Những người làm công việc này thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều dạng bệnh nhân khác nhau. Môi trường làm việc phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Phi công
Các ngành nghề gây căng thẳng thần kinh giác quan không thể không nhắc tới nghề phi công. Công việc phi công là niềm mơ ước của rất nhiều người. Nhưng, nó cũng chính là một trong những công việc gây stress nhất hiện nay. Phi công nắm trong tay mình hàng trăm sinh mạng. Chiếc máy bay mà họ điều khiển bay cách mặt đất hàng ngàn km chính vì thế chỉ cần một chút sai sót, xử lý không đúng hoàn toàn gây nên những điều đáng tiếc vô cùng nghiêm trọng.
Giám đốc điều hành (CEO)
Giám đốc điều hành là người quản lý trực tiếp các công ty. Họ sẽ đưa ra những quyết định kinh doanh cũng như định hướng phát triển, chịu trách nhiệm về mọi mặt. Khi công việc làm ăn thua lỗ, họ chính là người phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Là người nắm trong tay vận mệnh của công ty, miếng cơm manh áo của nhân viên họ cần phải tỉnh táo trong mọi quyết định.

Cảnh sát hiện trường
Cảnh sát hiện trường là những người phải xuất hiện ở hiện trường ngay khi nơi đó xảy ra vấn đề gì. Công việc này đòi hỏi người thực hiện phải nhanh chóng cũng như thực sự gấp rút vì ảnh hưởng tới sự an nguy của người dân. Hơn nữa, khi có mặt tại hiện trường vẫn luôn có những nguy hiểm rình rập.
Phóng viên ảnh
Để có những bức ảnh chân thật nhất về thảm họa thiên nhiên hay chiến tranh,… phóng viên cần có mặt và chụp lại những khoảnh khắc đó. Bản thân họ phải đối mặt với những nguy hiểm để chỉ có vài giây chớp nhoáng hay những bức ảnh truyền tải tới người xem. Bản thân phóng viên ảnh thường có mức lương khá cao nhưng đây lại là công việc có thể đe dọa tới tính mạng.

Lái xe taxi
Lái xe taxi không phải là công việc mang tới mức thu nhập quá cao. Nhưng, họ cần phải làm việc trong nhiều giờ, trong một số trường hợp họ còn gặp phải những nguy hiểm: gặp khách say, mất lịch sự, và những trường hợp xấu hơn cũng có thể xảy ra. Điều này khiến cho những người làm công việc này khá căng thẳng và mệt mỏi.
Quan hệ công chúng
Những người làm công việc quan hệ công chúng được giao cho nhiệm vụ kiểm soát hình ảnh của công ty. Bản thân họ cũng cần phải kiểm soát hình ảnh của mình để không ảnh hưởng tới công việc mà mình đang làm. Người làm công việc này cần phải có khả năng phán đoán nhanh, xử lý tình huống chính xác cũng như kiểm soát tình huống và cảm xúc chuyên nghiệp. Nó là một trong các ngành nghề gây căng thẳng thần kinh giác quan nhất năm 2020.
Lính cứu hỏa

Sự dũng cảm, nhanh nhẹn và xử lý tình huống thông minh là những tiêu chí yêu cần phải có ở những người lính cứu hỏa. Đây cũng là một ngành nghề dễ xảy ra tai nạn cũng như tử vong. Công việc này thường đến một cách đột xuất, việc dập một đám cháy đôi khi cần mất nhiều ngày chính vì thế ảnh hưởng tới sức khỏe, gia đình.
Các ngành nghề gây căng thẳng thần kinh giác quan khiến cho những người làm công việc đó sự căng thẳng và mệt mỏi nhất định. Điều quan trọng hơn cả chính là cần phải chấp nhận và có phương án xử lý nếu quyết định theo đuổi nghề nghiệp của mình.
Nguồn: Gnite.com.vn
Xem thêm: