Ngủ chập chờn không sâu giấc khiến tôi cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ, thường xuyên bị tỉnh giấc và gặp ác mộng. Cũng may gặp bác sĩ tư vấn kịp thời và nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này chỉ với 4 bước vô cùng đơn giản!
Nội dung chính trong bài
- Khủng hoảng vì ngủ chập chờn không sâu giấc mỗi đêm
- Bác sĩ chỉ 4 bước giúp thoát khỏi tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc
- 1. Tạo thói quen đi ngủ khoa học để tránh ngủ chập chờn không sâu giấc
- 2. Thư giãn toàn bộ cơ thể
- 3. Chấm dứt tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc bằng cách ăn uống, tập luyện khoa học
- 4. Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ của bạn

Khủng hoảng vì ngủ chập chờn không sâu giấc mỗi đêm
Trước ăn ngủ như trâu, tôi chưa bao giờ nghĩ mình cũng sẽ có ngày bị ăn không ngon, ngủ chập chờn không sâu giấc. Cho đến thời gian gần đây, mới thấm câu “sự đời vô thường”, sức khỏe mới là thứ đáng quý giá nhất.
Chả là công ty dạo này nhiều việc, lại sắp bổ nhiệm vị trí trưởng phòng mới nên tôi luôn cố gắng thể hiện, tích cực trong mọi mặt để được sếp tin tưởng. Khối lượng công việc tăng lên rất nhiều, tôi thường xuyên phải tăng ca, thậm chí ôm thêm việc về nhà làm tới 1 – 2 giờ sáng mới xong. Chuyện ăn uống thì thất thường, lúc nào nhớ ra thì ăn, toàn đồ ăn sẵn, chứ thời gian đâu mà nấu nướng.
Tôi vùi mình trong công việc, đầu óc lúc nào cũng căng như dây đàn. Nếu không có thuốc lá, cà phê… chắc trụ không nổi. Cứ bị công việc cuốn như vậy cho đến gần 1 tuần nay, tôi cảm thấy thật sự mệt mỏi, nhiều hôm tưởng ốm không dậy được vì đêm ngủ chập chờn không sâu giấc. Sáng hôm sau mắt sưng như gấu trúc, gật gù, không thể tập trung, công việc thì nhớ nhớ quên quên, ý tưởng mới thì hạn hẹp…
Chưa biết có được thăng chức hay không nhưng cảm thấy sức khỏe đã cạn kiệt rồi. Nghĩ thấy lo lo nên tôi đành xin nghỉ 1 hôm, đi gặp bác sĩ xem sao.

Bác sĩ chỉ 4 bước giúp thoát khỏi tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc
Sau khi đến thăm khám, kể về tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc của bản thân, bác sĩ đã đưa ra rất nhiều lời khuyên và nói tôi trước mắt chưa cần dùng thuốc. Thay vào đó, cần thay đổi 1 số thói quen và làm theo hướng dẫn từng bước như sau:
1. Tạo thói quen đi ngủ khoa học để tránh ngủ chập chờn không sâu giấc
Thế nào là đi ngủ khoa học? Rất đơn giản, bạn chỉ cần:
– Đi ngủ đúng giờ (nói đúng hơn là đi ngủ sớm). Từ bỏ ngay thói quen thức khuya vì bất cứ lý do gì (công việc, giải trí, nói chuyện bạn bè, tâm sự đêm khuya…) vì điều này sẽ làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể. Lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc, thậm chí là mất ngủ. Theo đó, khoảng thời gian lý tưởng nhất để bắt đầu đi ngủ là từ 21 – 22h.
– Thức dậy đúng giờ: Không nên ngủ nướng tới trưa, kể cả ngày cuối tuần vì nó sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối của bạn hôm đó. Thức dậy sớm, tập thể dục, ăn sáng sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn hơn, tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.
– Không nên ngủ trưa quá nhiều: Vì ngủ nhiều vào ban ngày sẽ khiến bạn ít buồn ngủ hơn vào buổi tối, ngủ không ngon, chập chờn không sâu giấc. Vì vậy, chỉ nên ngủ trưa khoảng 15 – 30 phút.

2. Thư giãn toàn bộ cơ thể
Để tránh tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc, bạn cần thả lỏng, thư giãn toàn bộ cơ thể:
– Trí não: Dừng ngay những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, tạm gác hết công việc, áp lực sang một bên. Thay vào đó, hãy nghĩ đến những điều vui vẻ, tích cực, thoải mái tinh thần, lạc quan, không đặt nặng bất cứ vấn đề gì.
– Cơ thể: Thư giãn bằng cách massage hoặc ngâm chân với nước ấm (có thể kết hợp thêm sả, gừng, tinh dầu bạc hà,…) trước khi đi ngủ giúp lưu thông khí huyết, thư giãn các cơ, hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn.
– Ngoài ra, có thể thư giãn, tận hưởng bằng cách đọc 1 cuốn sách, 1 quyển truyện, nghe 1 bản nhạc bạn yêu thích… hoặc nói chuyện, chia sẻ với người thân để giải tỏa những căng thẳng, stress bạn gặp phải.

3. Chấm dứt tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc bằng cách ăn uống, tập luyện khoa học
Những người có chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu chất, lười vận động hoặc ngược lại, làm việc quá sức… sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ, ốm yếu, ảnh hưởng tới cả chất lượng giấc ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc. Vì vậy, cần thực hiện:
– Chế độ ăn uống đủ chất: Bổ sung đa dạng các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước. Các thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ ngon như: socola, chuối, cá hồi… Không nên ăn quá no vào buổi tối trước khi đi ngủ, đồ ăn khó tiêu, đặc biệt là các chất gây kích thích hệ thần kinh như: trà, cà phê, thuốc lá…
– Có chế độ tập luyện thể thao hợp lý: Giúp tăng cường sức đề kháng, dẻo dai, thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn gân cốt, thần kinh, từ đó, hỗ trợ giấc ngủ ngon, ngủ sâu. Các bài tập yoga, ngồi thiền… đều được khuyến cáo để bổ trợ cho giấc ngủ. Hoặc các bài tập bơi lội, chạy bộ ban ngày, giúp ngủ ngon hơn vào buổi tối.

4. Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho giấc ngủ của bạn
Trước khi đi ngủ, bạn cũng cần kiểm tra lại các yếu tố, tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ của mình:
– Tắt hết các thiết bị điện tử: máy tính, điện thoại, ipad… trước khi đi ngủ 30 phút hoặc 1 tiếng.
– Để đèn ngủ không quá sáng hoặc với những người bị khó ngủ, hãy tắt hết đèn.
– Không gian phòng yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ, không có mùi ẩm mốc, khó chịu, nhiệt độ phòng thích hợp (không quá nóng hoặc quá lạnh).
– Chọn chăn, gối, đệm thoải mái, không quá cứng hoặc quá mềm.
– Tư thế ngủ thoải mái nhất có thể, nên mặc đồ ngủ thoải mái.
Sau khi thực hiện đúng những hướng dẫn bên trên của bác sĩ, giấc ngủ của tôi đã được cải thiện rất nhiều, không còn tình trạng ngủ chập chờn không sâu giấc nữa. Cũng may điều chỉnh sớm, chứ để mãn tính thì rất khó chữa, thậm chí phải can thiệp bằng thuốc ấy.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của tôi đã giúp ích được cho mọi người. Chúc mọi người sớm lấy lại được giấc ngủ ngon, ngủ sâu để sống và làm việc tốt nhất nhé!
Nguồn: Gnite.com.vn