Khó ngủ là một bệnh lý khá phổ biến nhưng hiện nay có nhiều người lại gặp phải tình trạng ngủ khó dậy. Dù, tối hôm trước người đó đi ngủ sớm và đã ngủ một giấc dài xuyên đêm nhưng vẫn khó để thức dậy vào ngày hôm sau. Vậy, tình trạng này là biểu hiện của bệnh lý gì? Nguyên nhân nào gây nên? Hướng khắc phục ra sao?
>> Khó ngủ, trằn trọc, ngủ không sâu là bệnh gì? Cách khắc phục?

Nội dung chính trong bài
Vì sao có nhiều người ngủ khó dậy dù đã ngủ đủ giấc?
– Sự căng thẳng quá mức: Khi một người bị căng thẳng quá mức sẽ ảnh hướng tới tâm trí cũng như tâm trạng của người đó. Nó thường khiến cho người đó rơi vào tình trạng mệt mỏi cũng như buồn ngủ (một số người buồn ngủ nhưng lại không ngủ được). Cùng với đó, cơ bắp thường có hiện tượng căng cứng, dinh dưỡng tiêu hao nhiều, ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ không muốn dậy.
– Lười tập thể dục: Dành nhiều thời gian làm việc, vui chơi nhưng lại không bao giờ tập thể dục là lối sống mà nhiều người đang sống hiện nay. Điều này rất dễ khiến bạn dễ tăng cân, cơ thể thường trong trạng thái mệt mỏi và kiệt sức. Đây là một trong những yếu tố khiến cho một người khó ngủ dậy, muốn ngủ nhiều hơn; cơ thể cũng không thể sản sinh được đủ năng lượng để có thể duy trì nhịp sinh học.

– Bất cứ ai, thuộc độ tuổi hay giới tính nào nếu duy trì một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn trong một thời gian dài hoàn toàn gây hại cho sức khỏe. Thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm có lượng carb, chất béo cao đều gây nên tình trạng dễ buồn ngủ.
Vì tất cả những nguyên nhân kể trên, tình trạng khó ngủ dậy có xu hướng ngày càng phổ biến hơn. Nó không đơn giản chỉ khiến cho người bệnh không dậy đúng giờ mà còn ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe, công việc của mỗi người.
4 Bệnh lý nguy hiểm có thể gặp khi ngủ khó dậy dù đã ngủ đủ
Khó ngủ dậy có thể là biểu hiện của một trong 4 bệnh lý sau đây, đừng chủ quan rồi khiến cho tình trạng ngày một nghiêm trọng hơn:
Rối loạn nhịp sinh học

Mỗi người có một chiếc đồng hồ tự nhiên để điều chỉnh nhịp sinh học của mình được điều phối theo hoạt động của ánh sáng, bóng tối. Khi nhịp sinh học này bị thay đổi thì người đó sẽ cảm thấy buồn ngủ vào những thời điểm không thích hợp. Về lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, cuộc sống cũng như công việc của người đó.
Mất ngủ kinh niên
Đây được đánh giá là cụm từ để chỉ hiện tượng một người buồn ngủ vào ban ngày nhưng lại mất ngủ vào ban đêm. Có nhiều người đôi khi cả đêm trằn trọc không thể ngủ nhưng cứ sáng là mắt lại trũng xuống không dậy nổi. Nó khiến cho người bệnh có thể chìm vào giấc ngủ nhanh. Nếu kéo dài mất ngủ kinh niên ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ và gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ, mất tập trung, suy nghĩ tiêu cực…
>> Xem thêm: Chuyên gia tư vấn: Bị khó ngủ bấm huyệt nào giúp ngủ ngon?
Gây mệt mỏi mãn tính

Mệt mỏi mãn tính là tình trạng người bệnh luôn cảm thấy cơ thể mình bị kiệt sức, không có sức lực để làm công việc gì. Người bệnh có thể buồn ngủ vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Nếu như người đó cố gắng sức lực khi đang mệt mỏi có thể gây nên những cơn đau nhức, suy nhược, ảnh hưởng tới tính mạng, chất lượng cuộc sống suy giảm.
Bệnh Kleine – Levin
Về cơ bản, hội chứng này khá hiếm gặp. Nó khiến cho người bệnh thường xuyên gặp phải những cơn buồn ngủ và thường ngủ một cách quá mức. Tại một thời điểm nào đó, nó có thể kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tuần. Người bệnh không chỉ có cảm giác buồn ngủ mà đôi khi còn xuất hiện ảo giác.
Hướng khắc phục tình trạng ngủ khó dậy ngay tại nhà
Để khắc phục tình trạng khó ngủ dậy vào buổi sáng không phải là vấn đề quá khó khăn. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện với những điều chỉnh nhỏ nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của mình:
– Ngủ tối sớm hơn: Đôi khi, bạn cho rằng bạn đã ngủ đủ, nhưng cơ thể bạn đang yêu cầu một giấc ngủ dài hơn. Hãy cố gắng đi ngủ sớm hơn một chút để cơ thể được nghỉ ngơi nhiều hơn, sáng hôm sau bạn có thể dậy đúng giờ mình mong muốn.
– Thay đổi một số thói quen trước khi ngủ: Trước khi đi ngủ, bạn có thể thay đổi một số thói quen như: đọc một vài trang sách, không dùng điện thoại, tắm nước ấm… Nó sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn và ngủ dậy đúng giờ, tỉnh táo vào sáng ngày hôm sau.

– Tập thể thao: tập thể thao không chỉ giúp bạn khỏe mạnh mà còn giúp cho giấc ngủ sâu hơn, sáng hôm sau dậy không còn cảm giác mệt, dậy dễ hơn.
– Thay đổi lối sống khoa học: Việc ăn uống, nghỉ ngơi cũng ảnh hưởng rất nhiều tới giấc ngủ của một người bình thường. Ăn những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, lành mạnh như: rau xanh, ngũ cốc, hoa quả tươi… Chúng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cực hiệu quả.
– Suy nghĩ tích cực, giảm tải công việc giúp bạn có tinh thần thoải mái hơn, tránh âu lo.
Ngủ khó dậy không phải là một vấn đề hiếm gặp. Nó đôi khi là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm chính vì thế những ai đang gặp phải tình trạng này không được chủ quan. Thay đổi từ suy nghĩ tới lối sống để có một sức khỏe tốt.
Nguồn: Gnite.com.vn
Xem thêm:
Mẹ bỉm “kêu trời” vì khó ngủ sau khi sinh: Làm sao khắc phục?