Ngủ không sâu giấc hay giật mình khiến bạn bực bội, khó chịu, không thể tiếp tục chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này lại có thể do chính những thói quen cực xấu của bạn. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem mình có mắc phải không nhé!
Nội dung chính trong bài
Ngủ không sâu giấc hay giật mình là tình trạng ngủ chập chờn, hay bị tỉnh giấc giữa chừng, thậm chí gặp ác mộng, bị giật mình rồi khó có thể ngủ lại. Điều này xuất phát từ nhiều thói quen mà rất nhiều người có thể mắc phải nhưng lại không để ý như:
1. Ngủ không sâu giấc hay giật mình do ngủ muộn
Khi ngủ muộn, cơ thể sẽ mất đi những giai đoạn ngủ sâu trước đó và khả năng bị giật mình cao hơn, bạn cũng gặp khó khăn để có thể chìm vào giấc ngủ sâu. Nhiều người thậm chí bị giật mình suốt cả đêm và thiếu ngủ trầm trọng.
Giải pháp: Hãy thực hiện theo đúng đồng hồ sinh học của cơ thể. Đi ngủ và thức giấc đúng giờ. Không nên ép bản thân thức quá khuya vì bất cứ lý do gì: công việc, ăn chơi, giải trí… Vì lâu dần có thể dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Theo đó, khoảng thời gian tốt nhất để bắt đầu đi ngủ là từ 21 – 22h, tránh tình trạng ngủ không sâu giấc hay giật mình.

2. Nằm ngủ sai tư thế
Tư thế ngủ đúng, thoải mái sẽ khiến não bộ có thể “yên tâm” nghỉ ngơi và chìm vào giấc ngủ. Ngược lại, nếu nằm sai tư thế, não bộ sẽ nhận thức rằng cơ thể đang đối mặt với 1 mối nguy hiểm cận kề, từ đó khiến bạn ngủ không sâu giấc hay giật mình.
Ngoài ra, nằm ngủ sai tư thế cũng có thể gây ra 1 số triệu chứng như: nhức mỏi người vào hôm sau, đau đầu, ợ nóng, đau cổ hoặc đau lưng, ảnh hưởng đến hoạt động của các khớp.
Giải pháp: Các chuyên gia khuyến cáo, nên nằm ngủ ở 2 tư thế là: nằm nghiêng người sang một bên hoặc nằm ngửa, thẳng lưng để tốt cho sức khỏe cũng như hỗ trợ giấc ngủ ngon. Đồng thời, nên chọn giường, đệm, gối của mình có độ đàn hồi vừa phải, không cứng quá, cũng không mềm quá.

3. Ngủ không sâu giấc hay giật mình do tiếng chuông điện thoại
Tiếng ồn từ tiếng nhạc chuông điện thoại, tin nhắn, cuộc gọi, chuông báo thức… đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến bạn ngủ không sâu giấc hay giật mình. Đây là thói quen rất nhiều người mắc phải vì sử dụng điện thoại tới đêm, lúc đi ngủ cũng không tắt.
Giải pháp: Trước khi đi ngủ nên tắt hết chuông báo ở điện thoại hoặc để chế độ im lặng, tránh tình trạng đổ chuông nửa đêm khiến bạn giật mình. Ngoài ra, nhiều người có thói quen cắm tai nghe nghe nhạc, xem phim hoặc nghe kể chuyện rồi ngủ quên… cũng nên từ bỏ vì sóng điện thoại rất có hại cho sức khỏe con người.
4. Uống nhiều cà phê, sử dụng các chất kích thích trước khi đi ngủ
Uống cà phê, trà xanh… là thói quen của nhiều người trước khi đi ngủ. Hoặc 1 số sử dụng cà phê, thuốc lá… để có thể tỉnh táo làm việc. Tuy nhiên, chính những chất này lại gây ức chế hoạt động của hệ thần kinh, khiến bạn tỉnh táo nhất thời nhưng sau đó lại không ngủ được, hoặc ngủ không sâu giấc hay giật mình. Uống rượu, bia… cũng đem lại kết quả tương tự.
Giải pháp: Tránh sử dụng các chất gây ức chế hệ thần kinh vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sử dụng trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng. Nếu cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ thì nên đi ngủ luôn, tránh bắt ép não bộ phải tỉnh táo bằng các loại cafein.

5. Nhiệt độ phòng không phù hợp khiến bạn ngủ không sâu giấc hay giật mình
Một yếu tố nữa cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ không sâu giấc hay giật mình đó là nhiệt độ phòng. Quá cao hay quá thấp đều khiến bạn không thoải mái, không thể chìm vào giấc ngủ sâu. Mặc dù trên thực tế, khi đi ngủ, nhiệt độ của cơ thể thường giảm xuống 1 chút nhưng điều đó không có nghĩa là bạn để phòng mình quá lạnh.
Giải pháp: Để chuẩn bị tốt cho giấc ngủ của mình, hãy điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Các chuyên gia khuyến cáo, nên để từ 25 – 28 độ để tốt nhất cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm 1 lớp chăn mỏng để đắp (nếu cần), tránh cảm lạnh, đồng thời tạo cảm giác êm ái, thoải mái hơn khi ngủ.
Trên đây là 5 thói quen rất nhiều người mắc phải dẫn đến tình trạng ngủ không sâu giấc hay giật mình. Về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống, công việc. Vì vậy, hãy sớm từ bỏ những thói quen xấu ấy và làm theo 1 số giải pháp chúng tôi nói bên trên nhé!
Nguồn: Gnite.com.vn