Ngủ không được sâu giấc khiến chất lượng giấc ngủ bị giảm, cơ thể mệt mỏi, kém tập trung, tỉnh táo. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không để ý hoặc không hiểu rõ: Ngủ không sâu giấc là bệnh gì? Nguyên nhân tại vì sao và triệu chứng nhận biết như thế nào? Từ đó, để bệnh ngày càng nặng, khó chữa.
Nếu bạn cũng đang mơ hồ như vậy thì cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn cũng như có cách phòng ngừa hiệu quả nhé!
Nội dung chính trong bài
- Tìm hiểu: Ngủ không được sâu giấc là bệnh gì?
- Triệu chứng nhận biết hiện tượng ngủ không sâu giấc
- Về sức khỏe
- Tâm lý của những người ngủ không được sâu giấc
- Về sinh lý
- Người ngủ không được sâu giấc luôn cảm thấy thèm ngủ
- Cân nặng tăng
- Nguyên nhân tại vì sao ngủ không sâu giấc?
- Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng ngủ không sâu giấc
- Ngủ không sâu giấc do 1 số nguyên nhân khách quan
- Cách phòng ngừa hiện tượng ngủ không sâu giấc

Tìm hiểu: Ngủ không được sâu giấc là bệnh gì?
Ngủ không được sâu giấc về đêm là chủ yếu. Chúng ta có thể hiểu nôm na là tình trạng ngủ chập chờn, hay bị tỉnh giấc, mỗi lần kéo dài 20 – 30 phút, sau đó rất khó để ngủ lại. Người bệnh sẽ bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, cảm thấy ngủ vẫn chưa đủ.
Đôi khi, ngủ không sâu giấc chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, không kéo dài quá lâu (1 – 2 đêm). Nhưng cũng có nhiều trường hợp kéo dài, ít nhất là 3 đêm/tuần và trong vòng vài tháng. Đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý (các bệnh mãn tính: tiểu đường, xương khớp…)
Trước đây, chỉ có người già mới hay gặp các vấn đề về giấc ngủ, ngủ không được sâu giấc, nhưng hiện nay, tình trạng này ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên, hầu hết đều tỏ ra chủ quan, không quan tâm ngủ không sâu giấc là bệnh gì? Nguyên nhân tại vì sao cũng như triệu chứng nhận biết?
Triệu chứng nhận biết hiện tượng ngủ không sâu giấc
Những người ngủ không được sâu giấc sẽ có các triệu chứng nhận biết như:
Về sức khỏe
Ngủ không sâu giấc sẽ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, khiến sức khỏe suy giảm, người lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải, kém tập trung, minh mẫn, trí nhớ suy giảm. Quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn (tóc rụng nhiều, mắt thâm, da nhăn nheo…), sức đề kháng cũng giảm, dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.
Tâm lý của những người ngủ không được sâu giấc
Những người ngủ không sâu giấc tâm lý sẽ trở nên nhạy cảm, thất thường, dễ bực bội, nổi cáu vì bất cứ lý do gì, không làm chủ được cảm xúc. Hay có cảm giác thèm ăn vặt, thức ăn ngọt, có đường và chất béo.
Về sinh lý
Vấn đề tưởng chừng không liên quan nhưng sinh lý cũng bị ảnh hưởng khi bạn ngủ không sâu giấc. Cụ thể là ham muốn tình dục suy giảm do cơ thể mệt mỏi, không thể tạo ra các hormone ham muốn mạnh mẽ, cộng với tâm trạng không vui, không còn hứng thú nhiều với “chuyện ấy”.

Người ngủ không được sâu giấc luôn cảm thấy thèm ngủ
Đơn giản là do chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo. Bạn có thể lên giường đi ngủ từ rất sớm, nhưng sáng hôm sau vẫn rất khó để tỉnh dậy, thèm ngủ, muốn ngủ thêm. Giấc ngủ trưa ngắn ngủi bỗng trở nên quý giá vì lúc nào bạn cũng buồn ngủ.
Cân nặng tăng
Tình trạng ngủ không được sâu giấc kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn giấc ngủ, khiến nồng độ hormone Leptin (hormone tín hiệu no) giảm xuống. Do đó, bạn luôn cảm thấy đói và ăn liên tục. Trong khi hoạt động trao đổi chất kém, ban đêm ít vận động nên tăng cân cũng là điều dễ hiểu.

Nguyên nhân tại vì sao ngủ không sâu giấc?
Hiện tượng ngủ không sâu giấc có thể do nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân chủ quan và khách quan:
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng ngủ không sâu giấc
– Căng thẳng, mệt mỏi, stress khiến hệ thần kinh bị ức chế, hoạt động “quá tải” và không thể chìm vào giấc ngủ sâu.
– Mắc 1 số bệnh lý: Bệnh mãn tính (tiểu đường, huyết áp, đau nhức xương khớp), bệnh liên quan đến thần kinh (tâm thần, trầm cảm, rối loạn lo âu…) hoặc suy giảm nội tiết tố trong cơ thể cũng dẫn đến hiện tượng ngủ không sâu giấc (chủ yếu xảy ra ở nữ giới tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh),
Ngủ không sâu giấc do 1 số nguyên nhân khách quan
– Ăn quá no, sử dụng các chất chứa cafein trước khi đi ngủ: trà, cà phê, hoặc uống bia, rượu…
– Ngủ ngày quá nhiều, đặc biệt là ngủ trưa, làm giảm cảm giác buồn ngủ vào buổi tối, dẫn đến tình trạng ngủ không sâu giấc.
– Sử dụng các thiết bị điện tử: máy tính, điện thoại liên tục trước khi đi ngủ.
– Nhiệt độ phòng không thích hợp (quá nóng hoặc quá lạnh), âm thanh ồn ào, phòng có mùi ẩm mốc, bí bách… cũng ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Cách phòng ngừa hiện tượng ngủ không sâu giấc
Ngủ không được sâu giấc khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm, thiếu ngủ, ngủ chập chờn, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống, không thể tập trung trong công việc. Vì vậy, cần sớm có cách chữa trị, đồng thời phòng ngừa bằng cách:
– Đi ngủ và thức giấc đúng giờ. Hạn chế thức quá khuya.
– Luôn giữ tinh thần thoải mái, không suy nghĩ quá căng thẳng, áp lực trước khi đi ngủ.
– Duy trì thói quen sống lành mạnh, khoa học: Ăn uống đủ chất, đúng bữa, không ăn quá no vào buổi tối, tránh các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá…
– Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao để tăng cường sức khỏe.
– Chuẩn bị phòng ngủ thật tốt, không gian thoáng mát, âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ phù hợp để có giấc ngủ ngon.
Tóm lại, ngủ không được sâu giấc là hiện tượng rất nhiều người có thể mắc phải. Việc hiểu rõ các triệu chứng, nguyên nhân giúp việc khắc phục, điều trị trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu cũng đang gặp phải tình trạng này thì đừng chủ quan nhé!
Nguồn: Gnite.com.vn