Ngủ lúc nào cũng mơ là do đâu? Khắc phục thế nào?

Một giấc ngủ ngon không chỉ giúp cho cơ thể nghỉ ngơi thoải mái mà còn tiếp thêm năng lượng tích cực cho ngày hôm sau. Hiện tượng rối loạn giấc ngủ, lúc nào ngủ cũng mơ khiến nhiều người mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hằng ngày.

Bất cứ ai trong mỗi chúng ta đều đã từng ngủ mơ ít nhất là 1 lần trong đời. Hiện tượng ngủ mơ là hiện tượng sinh lý rất bình thường đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, lúc nào ngủ cũng mơ, ngủ mơ liên tục trong một thời gian dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của bạn. Vậy, lúc nào ngủ cũng mơ là do đâu? Phương pháp khắc phục hiện tượng ngủ lúc nào cũng mơ là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về hiện tượng ngủ mơ của mỗi người

Lúc nào ngủ cũng mơ là do đâu?

Lúc nào ngủ cũng mơ là do đâu?
Ngủ mơ là một hiện tượng bình thường

Hiện tượng mơ ngủ là hết sức bình thường và phổ biến, nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, việc ngủ mơ liên tục khiến nhiều người quan tâm và đáng lo ngại. Dưới đây là một số yếu tố tác động khiến hiện tượng ngủ mơ dễ xảy ra hơn:

  • Stress, căng thẳng quá độ, áp lực về tâm lý.
  • Có hiện tượng mắc bệnh trầm cảm, hoặc vừa trải qua một cú sốc tâm lý.
  • Người mắc chứng bệnh mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.
  • Người có tiền sử mắc bệnh tim, huyết áp.
  • Ngủ quá nhiều đến mức mê mệt.
  • Người bị ảnh hưởng bởi các chất kích thích thần kinh như: rượu, thuốc lá, bia,….

Khi nào thì ngủ mơ được coi là bệnh lý

Lúc nào ngủ cũng mơ ác mộng, làm người mơ hoảng sợ.
Lúc nào ngủ cũng mơ ác mộng thì không nên chủ quan

Ngủ mơ không đáng quan ngại vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Song, ở một số trường hợp sau đây, bạn nên lưu ý vì có thể nó là lời cảnh báo sớm cho một số bệnh lý về thần kinh:

  • Lúc nào ngủ cũng mơ ác mộng, làm người mơ hoảng sợ.
  • Ngủ mơ gây đái dầm, vung tay vung chân, nói mơ,….
  • Liên tục ngủ mơ gây mộng du trong thời gian dài với tần suất 2 đến 3 lần trong 1 tuần.
  • Mộng du gây nguy hiểm đến bản thân và người thân xung quanh.

Hậu quả của việc lúc nào ngủ cũng mơ lên sức khỏe

Ngủ mơ liên tục làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống, điển hình là những hậu quả nghiêm trọng dưới đây:

Hậu quả của việc lúc nào ngủ cũng mơ lên sức khỏe
Người bệnh có thể tỉnh giấc nửa đêm, người mệt mỏi
  • Rối loạn giấc ngủ, khó có thể ngủ lại sau khi giật mình tỉnh giấc giữa đêm.
  • Tinh thần không sảng khoái sau khi ngủ, người mệt, uể oải.
  • Ảnh hưởng tâm lý, lo lắng, hoảng sợ sau những giấc mơ.
  • Ám ảnh tiềm thức của người mơ ngủ, gây ảnh hưởng ít nhiều đến công việc và cuộc sống.
  • Một số người ám ảnh việc ngủ mơ, không dám đi ngủ, gây mất ngủ.

Cách khắc phục hiện tượng ngủ mơ liên tục

Để hạn chế tình trạng lúc nào ngủ cũng mơ, trước hết, cần phải thay đổi một số thói quen xấu trong cuộc sống của bạn. Cụ thể như:

Cách khắc phục hiện tượng ngủ mơ liên tục
Đọc vào trang sách trước khi ngủ giúp tinh thần thoải mái giúp bạn không mơ khi ngủ
  • Ăn uống khoa học, điều độ, đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn quá nhiều đồ dầu mỡ, chiên xào, đồ ăn nhanh, cay nóng,…
  • Tránh sử dụng bia, rượu, chất kích thích,…
  • Hạn chế việc căng thẳng về tâm lý, tinh thần. Cần giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh để đầu óc căng thẳng trước khi ngủ.
  • Không chơi game, xem phim, xem cảnh quay bạo lực trước khi ngủ. Thay vào đó, bạn có thể đọc 1 cuốn sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, thư giãn trước khi đi ngủ.
  • Không ngủ quá nhiều, mỗi ngày, chỉ nên ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng. Ngủ nhiều hơn khiến cơ thể bạn mê mệt, uể oải.
  • Không vận động mạnh hay tập luyện thể thao quá sức. Bạn có thể chuyển sang 1 số môn thể thao nhẹ nhàng, tăng cường độ dẻo dai và có tính thư giãn như: thiền, yoga,…

Ngủ mơ là hiện tượng bình thường của con người nhằm phản ánh những mong muốn, nhu cầu mà khi thức chúng ta không dám làm hoặc không thể làm được. Song, lúc nào ngủ cũng mơ liên tục, kéo dài, kèm theo những dấu hiệu mệt mỏi, nguy hiểm được xem như là một bệnh lý như bài viết đã nêu thì bạn nên thăm khám bác sĩ để có phương pháp điều trị và cải thiện hiệu quả.

Bạn cũng có thể thích