4 dấu hiệu cảnh báo bệnh mất ngủ ở người già

Mất ngủ ở người già là bệnh lý phổ biến hàng đầu ở đối tượng này. Bệnh cần được phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời để hạn chế những tác hại có thể xảy ra. Cùng điểm qua những dấu hiệu bệnh mất ngủ người già để có cái nhìn khách quan nhất về bệnh lý này.

Hiểu một cách đơn giản thì mất ngủ người già chính là một tình trạng rối loạn giấc ngủ người cao tuổi. Bệnh có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần người bệnh. Nếu không điều trị sớm có thể gây nên biến chứng nguy hiểm.

# 4 dấu hiệu khi người già bị mất ngủ thường gặp

Những dấu hiệu bệnh mất ngủ ở người già thường khá dễ nhận biết. Tuy nhiên, người già lại thường khá chủ quan vì cho rằng đó là một bệnh lý hiển nhiên của tuổi tác. Điều này khiến cho bệnh có xu hướng tiến triển nặng một cách nhanh chóng. Khi không thể chịu nổi nữa thì bệnh cũng bước sang giai đoạn mạn tính khó điều trị hơn rất nhiều.

1. Khó đi vào giấc ngủ

Dù đi ngủ sớm nhưng người già trằn trọc không thể ngủ ngay được.

2. Duy trì giấc ngủ kém

Việc duy trì giấc ngủ kém, thức dậy nhiều lần trong đêm
Việc duy trì giấc ngủ kém, thức dậy nhiều lần trong đêm

Trong đêm thường thức dậy rất nhiều lần, giấc ngủ chưa kịp sâu thì lại tỉnh giấc. Sau đó, người cao tuổi lại tiếp tục thao thức và bắt đầu ngủ lại. Trong một đêm, vòng tuần hoàn thức – ngủ- thức – ngủ diễn ra liên tục. Mất rất nhiều thời gian để ngủ lại sau mỗi lần thức dậy.

3. Thường ngủ dậy sớm hơn bình thường

Nếu như trước đây người già ngủ dậy vào 6 giờ sáng thì khi bị mất ngủ thường có xu hướng dậy sớm hơn so với bình thường khoảng 2 tiếng tức là 4 giờ sáng. Và, dù vẫn chưa muốn dậy nhưng lại khó có thể ngủ lại. Điều này khiến cho người già bị thiếu ngủ.

4. Chất lượng giấc ngủ kém

Chắc chắn rồi, một đêm thức dậy quá nhiều lần, giấc ngủ REM chưa kịp hoàn tất chu kỳ ngủ sâu thì lại tỉnh. Do đó, đa phần sau khi thức dậy cơ thể người già mất ngủ sẽ cảm thấy mệt mỏi và uể oải rất nhiều. Vào ban ngày, người già thường buồn ngủ và ngủ nhiều. Ban ngày ngủ nhiều thì đêm lại tiếp tục khó ngủ.

#Ảnh hưởng của bệnh mất ngủ người già tới sức khỏe, tinh thần

Mất ngủ khiến người già mệt mỏi, ủ rũ
Mất ngủ khiến người già mệt mỏi, ủ rũ

Theo thống kê, có tới 70% người già trên 65 tuổi gặp phải các vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Đây thực sự là một con số rất lớn mang tính báo động. Người già, người cao tuổi bị mất ngủ kéo dài sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe như:

– Mệt mỏi, ủ rũ, buồn ngủ vào ban ngày

– Suy giảm sức đề kháng, suy nhược cơ thể

– Tâm trạng bất ổn, dễ cáu gắt, âu lo

– Nguy cơ cao mắc các bệnh lý nguy hiểm: trầm cảm, tim mạch, huyết áp, tiểu đường…

– Trí nhớ suy giảm…

Do đó, tình trạng người già mất ngủ cần phải xác định càng sớm càng tốt. Nếu có hướng điều trị bệnh phù hợp và an toàn thì hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm được tình trạng bệnh lý này.

# Hướng phòng tránh bệnh mất ngủ ở người già

Bệnh mất ngủ ở người già hoàn toàn có thể phòng tránh được. So với đối tượng người trẻ tuổi, người già có nhiều yếu tố khiến cho giấc ngủ bị ảnh hưởng. Nhưng, điều này vẫn hoàn toàn có thể kiểm soát và khống chế.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Không sử dụng các chất kích thích và đồ ăn có nhiều dầu mỡ, chất béo. Thay vào đó, ăn những loại thực phẩm có hàm lượng vitamin cao như hoa quả, các loại cá, trứng, sữa…

Không ăn quá no trước khi đi ngủ vì điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc khi cơ thể được nghỉ ngơi.

– Vận động nhiều hơn:

Vận động nhiều hơn
Tích cực vận động giúp ngủ ngon hơn

Khả năng sản xuất hormone melatonin của người già bị giảm sút rất nhiều so với khi còn trẻ. Do đó, cần vận động, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để quá trình sản xuất hormone này được diễn ra tốt hơn.

– Chuẩn bị một không gian ngủ hợp lý

Dọn dẹp phòng ngủ gọn gàng, sạch sẽ. Chọn một chiếc đệm phù hợp với nhu cầu, chiếc ga giường mềm mại, gối đầu êm ái. Trong phòng không nên để có nhiều đồ vì thế có thể gây nên tình trạng bí bách, khó chịu.

Cần nắm được những dấu hiệu mất ngủ ở người già để có thể nhanh chóng có biện pháp can thiệp và khắc phục. Nhưng, chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh lý này bằng những thói quen đơn giản hàng ngày ai cũng áp dụng được.

Bạn cũng có thể thích