Rối loạn lo âu quá mức là bệnh gì? Cách điều trị, khám ở đâu?

Thường xuyên lo lắng, căng thẳng, sợ hãi quá mức… là những biểu hiện điển hình của bệnh rối loạn lo âu. Tuy nhiên, khái niệm về căn bệnh này còn khá mơ hồ với nhiều người. Không biết đây là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Bị rối loạn lo âu nặng phải điều trị làm sao? Khám ở đâu? 

Nếu cũng đang mơ hồ về căn bệnh này thì hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhé!

Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là bệnh gì

Rối loạn lo âu là bệnh gì?

Rối loạn lo âu (tiếng Anh: Anxiety disorder) hay còn gọi là rối nhiễu lo âu, là 1 trong các rối loạn tâm lý đặc trưng bởi sự lo lắng thái quá, thường xuyên có cảm giác căng thẳng, lo âu, sợ hãi 1 cách vô lý, kéo dài ngay cả khi mối lo đã kết thúc. 

Phân loại rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu có: 5 loại thường gặp nhất

Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD)

Người bị rối loạn lo âu lan tỏa thường xuyên có cảm giác lo âu sợ hãi quá mức mặc dù không có vấn đề gì nghiêm trọng xảy ra. Họ thường xuyên phán đoán, nghĩ đến những tình huống xấu trong công việc, cuộc sống. Sở dĩ gọi là rối loạn lo âu lan tỏa vì nó kéo dài dai dẳng, không giới hạn trong bất cứ tình huống, đối tượng đặc biệt nào.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là rối loạn dựa trên những suy nghĩ, thói quen mang tính ám ảnh. Người bệnh không thể kiểm soát được những suy nghĩ lặp đi lặp lại của mình 1 cách vô lý, buộc bản thân phải thực hiện hành vi cưỡng chế như: nhìn đồng hồ hay rửa tay, tắm liên tục, ngăn nắp quá mức.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Rối loạn lo âu hậu chấn thương tâm lý (PSTD)

Người bệnh bị rối loạn lo âu quá mức sau 1 số trải nghiệm đau buồn như: người thân mất, bị ngược đãi, trải qua chiến tranh thảm khốc, thiên tai… Người bệnh thường hồi tưởng lại những sang chấn ngoài ý muốn hoặc thường xuyên gặp ác mộng, hoảng sợ. Tùy vào sức chịu đựng của từng người mà ảnh hưởng của căn bệnh này nghiêm trọng hoặc không.

Rối loạn lo âu khi xa cách

Bệnh này có thể xảy ra ở cả người lớn, trẻ em nhưng trẻ em là chủ yếu. Biểu hiện là cảm giác căng thẳng, lo âu hoảng sợ quá độ khi phải xa rời môi trường quen thuộc hoặc người đem lại cảm giác an toàn. 

Rối loạn lo âu sợ xã hội

Đúng như tên gọi thì người bệnh mắc chứng rối loạn lo âu sợ xã hội luôn cảm thấy căng thẳng lo âu quá mức trong các tình huống xã hội như: các buổi tiệc, gặp người lạ, tiếp xúc với đám đông. Các biểu hiện thường gặp: run rẩy, đỏ mặt, trốn tránh, không dám nhìn thẳng, thậm chí buồn nôn, khóc lóc, sợ hãi…

Rối loạn lo âu sợ xã hội

Biểu hiện nhận biết chứng rối loạn lo âu

Bệnh rối loạn lo âu sợ hãi thường diễn biến phức tạp, hầu hết không ai để ý cho tới khi phát bệnh nặng. Vì vậy, cần chú ý những triệu chứng sau: 

Căng thẳng, lo âu quá mức

Mặc dù sự việc hết sức bình thường, thậm chí chưa xảy ra nhưng người bệnh lại cảm thấy bồn chồn, lo âu quá độ. Ngay cả khi sự việc đã được giải quyết thì cảm giác căng thẳng, lo lắng vẫn không biến mất. Đặc biệt là những người bị rối loạn lo âu do bệnh tật (sợ bệnh nặng hơn, sợ nguy hiểm đến tính mạng…)

Sợ hãi vô lý cũng là triệu chứng của rối loạn lo âu

Người bệnh cảm thấy sợ hãi quá độ, ám ảnh cả những thứ tưởng chừng như vô hại: sợ động vật, độ cao, sợ đám đông…. Biểu hiện thường gặp là: tim đập nhanh, thở hổn hển, toát mồ hôi, tê buốt tay, đau tức ngực…

Cảm giác mệt mỏi

Ngay cả khi không phải vận động, làm việc nặng, người bệnh rối loạn lo âu quá mức vẫn thấy mệt mỏi, không có sức lực, không thể làm bất cứ việc gì. Tinh thần thấp thỏm, đứng ngồi không yên, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, hơi thở gấp gáp, chán ăn…

Cảm giác mệt mỏi

Khó tập trung

Người bệnh bị ám ảnh bởi những căng thẳng, lo âu quá độ, không thể tập trung suy nghĩ về bất cứ việc gì hơn là vấn đề trước mắt. Tình trạng này kéo dài còn làm suy giảm trí nhớ, tinh thần kém minh mẫn.

Tránh các tình huống xã hội

Hầu hết những người bị bệnh rối loạn lo âu đều có cảm giác sợ hãi lo lắng quá mức trong môi trường xã hội, đặc biệt là khi phải tương tác, tiếp xúc với người lạ. Họ thường tìm cách né tránh, không dám đối mặt, trò chuyện.

Một số triệu chứng khác của bệnh rối loạn lo âu

Khó chịu trong dạ dày (do căng thẳng quá độ), rối loạn tiêu hóa, cân nặng giảm sút, mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, luôn tự nghi ngờ bản thân, thường xuyên ám ảnh bởi 1 suy nghĩ nào đó, khó kiểm soát sự lo lắng….

Một số triệu chứng khác của bệnh rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?

Rối loạn lo âu nặng hay nhẹ cũng sẽ gây những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người bệnh:

Ảnh hưởng tới sức khỏe

Rối loạn lo âu khiến cho người bệnh luôn lo lắng, căng thẳng quá mức, làm cho cơ thể mệt mỏi, kém tập trung và gây những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tim mạch, hệ tiêu hóa (táo bón, đầy hơi, ăn không ngon…), khiến cho các bệnh mãn tính (tiểu đường, tim mạch, huyết áp…) trở nên nghiêm trọng hơn.

Ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống, các mối quan hệ xã hội

Người bị bệnh rối loạn lo âu thường sống khép kín, thu mình lại và ngại giao tiếp xã hội. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy xấu trong công việc, cuộc sống, không thể thăng tiến, phát triển các mối quan hệ. Sống nhạt nhẽo, buồn chán, không tìm thấy động lực cũng như mục tiêu để phấn đấu vươn lên, tư tưởng thụt lùi so với xã hội.

Rối loạn lo âu nặng gây những biến chứng nguy hiểm 

Rối loạn lo âu càng nặng, càng khó chữa, thậm chí gây những biến chứng nguy hiểm: lạm dụng chất kích thích, thuốc lá, bia, rượu…, gây bệnh đau đầu mãn tính, trầm cảm, chất lượng cuộc sống suy giảm, cảm giác chán ghét bản thân, thậm chí có suy nghĩ muốn tự tử…

Rối loạn lo âu nặng gây những biến chứng nguy hiểm 

Vậy bị rối loạn lo âu nặng phải điều trị làm sao?

Bệnh rối loạn lo âu có điều trị được hay không còn tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ cũng như ý chí quyết tâm của người bệnh. Việc điều trị càng sớm thì khả năng hồi phục càng cao:

Điều trị rối loạn lo âu bằng thuốc

Bác sĩ sẽ đánh giá tình hình bệnh để kê đơn thích hợp. 1 số loại thuốc thường được sử dụng như: 

  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Nortriptyline, imipramine, amitriptyline
  • Thuốc chống loạn thần.
  • Thuốc giải lo âu Buspirone.
  • Nhóm thuốc Benzodiazepin (BZ).
  • Các thuốc ức chế lấy vào lại serotonin chọn lọc – SSRI: fluoxetine, paroxetin
  • Các thuốc ức chế lấy vào lại serotonin và norepinephrin SNRI: Venlafaxin, duloxetine

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc cần kiên trì, tuân thủ đúng liều lượng, phác đồ điều trị của bác sĩ. Không tùy tiện ngưng hoặc đổi thuốc. Khi thấy có biểu hiện gì bất thường cần báo ngay lại cho bác sĩ.

Điều trị rối loạn lo âu bằng thuốc

Rối loạn lo âu điều trị bằng biện pháp tâm lý

Điều trị rối loạn lo âu bằng tâm lý hết sức quan trọng. Nếu thật sự kiên trì và quyết tâm, người bệnh có thể vượt qua mà không cần phụ thuộc vào thuốc.

Nhận sự tư vấn từ bác sĩ

Bác sĩ sẽ nói chuyện, tư vấn tâm lý trực tiếp để giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng rối loạn lo âu quá mức. Được hướng dẫn cách suy nghĩ, đối phó với các tình huống trong cuộc sống 1 cách tích cực. Đồng thời, tìm ra nguyên nhân gây rối loạn lo âu để có biện pháp xử lý thích hợp.

Vai trò của bản thân người bệnh

Bản thân người bệnh rối loạn lo âu cần có những suy nghĩ tích cực, lạc quan, duy trì lối sống lành mạnh, vững vàng tinh thần để sẵn sàng đối phó với những biến cố trong cuộc sống. Tốt nhất nên nói chuyện, chia sẻ nhiều hơn với người xung quanh (người thân, vợ/chồng) để nhận sự giúp đỡ, có thêm động lực để chiến đấu với bệnh tật, vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình.

Vai trò của bản thân người bệnh

Bệnh rối loạn lo âu khám ở đâu?

Trường hợp bệnh rối loạn lo âu nặng, không thể tự điều trị tại nhà, hãy đi thăm khám bác sĩ sớm tại 1 số địa chỉ tin cậy như:

Khám rối loạn lo âu ở miền Bắc

Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Liên hệ: ĐT (84-24) 38522087 – (84-24) 35765344 – 0984 104 115
  • Email: [email protected] – www.nimh.gov.vn.

Bệnh viện tâm thần Hà Nội

  • Địa chỉ: Ngõ 467 Nguyễn Văn Linh, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội
  • Liên hệ: ĐT (024 3)8276534
  • Website: benhvientamthanhanoi.com

Khám bệnh rối loạn lo âu ở Miền Trung

Trung tâm pháp y tâm thần khu vực miền Trung

  • Địa chỉ: Số 39 Phạm Thị Liên, Phường Kim Long, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên – Huế
  • Liên hệ: ĐT (0234 3)588 827 – (0234 3)510 171 – Fax: (0234 3)510 171
  • Email: [email protected]

Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa

  • Địa chỉ: 217 Hải Thượng Lãn Ông – TP.Thanh Hóa
  • Liên hệ: (ĐT 037.3)954430

Bệnh viện tâm thần Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa

Khám bệnh rối loạn lo âu ở Miền Nam

Bệnh Viện Tâm Thần Thành Phố Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ:  Số 766 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Liên hệ: ĐT: (028) 9234675
  • Email: [email protected]

Bệnh viện đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh

  • Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, 11, Quận 5, Hồ Chí Minh
  • Liên hệ: 0283 8554 269

Bệnh viện Chợ Rẫy Khoa Nội thần kinh

  • Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TPHCM
  • Liên hệ: 08 3955 9856

Tóm lại, rối loạn lo âu là căn bệnh không quá hiếm gặp. Việc nhận biết sớm những biểu hiện, hậu quả nghiêm trọng giúp cho quá trình điều trị hiệu quả, nhanh chóng hơn. Nếu còn bất cứ lo lắng, thắc mắc nào, bạn đọc hãy để lại bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể. 

Tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%91i_lo%E1%BA%A1n_lo_%C3%A2u

Từ khóa liên quan: lo âu hoảng sợ, cảm giác lo âu sợ hãi, chứng lo âu xã hội, căng thẳng lo âu quá mức, bệnh lo âu sợ hãi, lo âu và sợ hãi, lo âu xã hội…

Nguồn: Gnite.com.vn

Bạn cũng có thể thích