Vì sao người trẻ bị stress trong công việc nhiều đến thế? Hướng khắc phục?

Mệt mỏi, tâm trạng tệ, sức lực làm việc yếu ớt; không muốn tương tác với đồng nghiệp; công việc quá tải; không còn chút năng lượng… Tất cả những điều đó đều là dấu hiệu của stress công việc. Hiện nay, tỷ lệ người trẻ gặp phải tình trạng stress trong công việc ngày càng tăng cao; mỗi người cần phải có sự nhìn nhận đúng đắn về bệnh lý này cũng như có hướng khắc phục phù hợp.

Stress công việc là gì? Những biểu hiện dễ nhận biết!

Hiểu một cách đơn giản nhất thì stress công việc chính là những căng thẳng xuất phát từ công việc của một người. Nó đơn giản là áp lực từ tiến độ công việc, áp lực do đồng nghiệp hay đơn giản chỉ là áp lực do chính bản thân người đó gây nên.

Stress công việc là gì? Những biểu hiện dễ nhận biết!
Stress công việc – căng thẳng do công việc gây nên

Và, dù xuất phát từ nguyên nhân nào nó cũng khiến cho người bệnh rơi vào một tình trạng chung chính là luôn luôn suy nghĩ triền miên dẫn tới suy nhược thần kinh, giảm hiệu suất công việc, giảm đi cảm giác hạnh phúc của người đó. Theo một thống kê gần đây cho thấy, những người mắc bệnh stress công việc lâu năm thường có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch và huyết áp cao hơn so với người bình thường.

Khi stress trong công việc, người bệnh lại thường có một thói quen chính là sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng bệnh. Các triệu chứng bệnh như: đau cơ, đau đầu, người mệt mỏi… thường được điều trị bằng thuốc giảm đau. Và, chẳng có loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm tình trạng này. Dùng thuốc lạm dụng lại là tiền đề gây nên nhiều bệnh lý khác tiêu cực và nghiêm trọng hơn.

Trước khi tìm hướng giải quyết cũng như điều trị bệnh, bản thân người bệnh cần hiểu đúng về nó. Chỉ có sự am hiểu toàn diện về vấn đề mình đang gặp phải mới có được hướng điều trị đúng đắn và khoa học.

Vì sao người trẻ lại dễ bị stress trong công việc?

So với những đối tượng khác, người trẻ tuổi chính là đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh stress do công việc cao nhất. Trong đó, trong những trường hợp khác nhau, sự tác động từ công việc, môi trường cũng như các yếu tố bên ngoài lại có ảnh hưởng nhất định gây nên bệnh lý.

Stress khi mới đi làm

Đây là trường hợp mà khá nhiều người hiện nay đang gặp phải. Có những người mới đi làm do chưa có kinh nghiệm, kỹ năng cả trong công việc cũng như các ứng xử với đồng nghiệp khiến họ rơi vào trạng thái hoang mang cực độ. Không chỉ vậy, môi trường văn phòng, công việc đôi khi cũng không phù hợp với họ.

Stress khi mới đi làm
Chọn sai công việc khiến người đó chán nản
  • Chọn sai công việc

Đây được đánh giá là một nguyên nhân hàng đầu với đối tượng những người mới đi làm hay gặp. Stress khi mới đi làm đôi khi là do người đó quá kì vọng vào công việc, họ “hiểu sai” về công việc mà mình sẽ làm. 

Doanh nghiệp tuyển bạn vào để làm việc A, nhưng lại giao cho bạn thêm việc B, C, D… và với công ty đó, những công việc khác còn quan trọng hơn công việc chính bạn được chọn. Do vậy, bạn cảm thấy mình không đủ sức làm việc này. Bạn hoang mang, lo lắng quá mức.

  • Cảm thấy không hòa đồng được

Mỗi doanh nghiệp, công ty sẽ có văn hóa khác nhau. Có thể, ở công ty khác bạn hoà nhập rất nhanh nhưng ở công ty mới bạn lại cảm thấy nó khác biệt quá mức. Để có thể thăng tiến cũng như phát triển trong một tập thể, sự tương tác của bạn với những người đồng nghiệp nếu không suôn sẻ chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng.

Sự căng thẳng trong công việc kết hợp với những mối quan hệ chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy khá bế tắc, dễ bị stress.

  • Cảm thấy không thể thăng tiến

Nhiều người sẽ cảm thấy công việc của mình không thăng tiến được ngay từ khi mới đi làm do quá nhiều “đối thủ nặng ký”. Và, điều này đôi khi tạo nên sự áp lực lớn cho người mới đi làm. Những mục tiêu đề ra đôi khi khiến cho bản thân họ rơi vào tình trạng áp lực quá mức, stress.

Stress vì công việc

Stress vì công việc có lẽ là nguyên nhân phổ biến hơn cả. 

Công việc quá tải
Công việc quá tải, đầy áp lực
  • Bị quá tải

Bị quá tải trong công việc có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng stress do công việc hiện nay. Sức người có hạn mà công việc quá nhiều khiến một số người ra vào tình trạng quá tải, không chạy kịp với khối lượng công việc lớn.

Đôi khi, chính sự sắp xếp thiếu khoa học, không cân nhắc được nên làm việc nào trước, việc nào sau khiến cho một người cảm thấy quá ngột ngạt. Lâu dần khiến cho người đó quá tải, mệt mỏi, muốn vứt bỏ mọi việc.

  • Bị đồng nghiệp chơi xấu, khó hòa nhập

Sự cạnh tranh trong công việc là điều luôn tồn tại một cách hiển nhiên. Nó chỉ khác nhau ở điểm có khốc liệt hay không mà thôi. Một người phải sống trong một môi trường công việc quá lớn, cạnh tranh khốc liệt, đồng nghiệp chơi xấu… Hoàn toàn có thể rơi vào trạng thái lạc lõng và sợ hãi. Lâu dần, nó gây nên tình trạng stress.

  • Bị “rảnh” quá mức

Nhiều người đi làm nhưng lại không phải làm việc gì. Công việc của họ ở mức độ không quan trọng. Điều này vừa khiến cho bản thân họ không có mục đích phấn đấu. Đồng thời cũng khiến họ có cảm giác ì, không biết nên làm gì. Nhiều người vì lý do này mà gặp phải tình trạng mệt mỏi, cơ thể suy nhược.

  • Sự “bất công” trong công việc

Bất công tồn tại ở bất cứ đâu, trong bất cứ công việc nào. Nhiều người dù làm việc tốt hơn, cống hiến nhiều hơn nhưng không thể thăng tiến lên những vị trí quan trọng vì họ không có quan hệ tốt. Điều này khiến cho bản thân họ chán nản và không có mục tiêu phấn đấu. Sống và làm việc trong một môi trường lâu dài như vậy khiến họ cảm thấy ấm ức và ức chế, stress.

Stress vì thất nghiệp

Stress vì thất nghiệp
Lo lắng khi thất nghiệp “nhấn chìm” mọi động lực
  • Lo lắng vì không tìm được công việc đúng với khả năng, chuyên môn

Trong đời, ai cũng sẽ có những giai đoạn nghỉ việc để tìm công việc khác. Trong những khoảng thời gian nào đó, khi ta không làm việc, dành thời gian nghỉ ngơi ta sẽ có những cảm giác lo lắng và sợ hãi.

Có những người lo lắng vì sợ không tìm được công việc đúng với chuyên môn, có những người lại sợ phải làm quen với một môi trường công sở mới. Chính những nỗi sợ vô hình đó khiến cho bản thân họ luôn căng thẳng và bất an.

  • Không có tài chính sau khi thất nghiệp, trở thành gánh nặng

Có những người nghỉ việc với những lý do nằm ngoài sự chuẩn bị của họ. Khi không có tiền bạc, kinh tế, lại thất nghiệp, khi “cơm áo gạo tiền” vẫn đang xoay vòng mà họ không có tiền bỗng chốc ai cũng sẽ lo lắng mình sẽ trở thành gánh nặng.

Không tìm được việc nhanh như mong muốn, không có công việc đúng với chuyên môn, không có tiền… Hoàn toàn có thể biến những người đang hoàn toàn bình thường vào trạng thái căng thẳng quá mức.

Hướng khắc phục an toàn và hiệu quả khi bị stress công việc

Chăm sóc bản thân, nghỉ ngơi

Sắp xếp lại công việc
Hãy sắp xếp lại công việc và nghỉ ngơi

Bạn stress trong công việc, stress do mới đi làm hay stress khi thất nghiệp thì điều mà bạn cần làm đầu tiên chính là chăm sóc bản thân mình. 

Stress ảnh hưởng nghiêm trọng tới bản thân của bạn, sức khỏe suy giảm, thần kinh căng thẳng, cơ thể mệt mỏi… Vậy, hãy dừng lại đôi chút và chăm sóc bản thân mình. Ăn uống dinh dưỡng hơn, nghỉ hơi hợp lý hơn, tập luyện khoa học hơn.

  • Bạn thiếu ngủ hãy ngủ nhiều hơn.
  • Bạn phải ngồi một chỗ cả ngày, hãy đi tập thể dục.
  • Bạn thường xuyên uống rượu bia, chất kích thích; hãy dừng lại.

Đôi khi, chỉ một chút thay đổi của bản thân cũng hoàn toàn có thể giúp bạn có được sự thay đổi tích cực trong suy nghĩ, giúp tình thần tỉnh táo.

Sắp xếp lại công việc khoa học

Có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi: vì sao với cùng khối lượng công việc mà những người khác có thể hoàn thành nhẹ nhàng còn bạn luôn trong tình trạng căng như dây đàn? Có phải bạn đang làm mọi thứ quá lộn xộn?

Thay vì cùng lúc ôm đồm quá nhiều thứ, tại sao bạn không dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày, có thể là đầu giờ sáng để xác định việc việc nào nên làm trước, việc nào nên làm sau. Nếu bạn đang ôm đồm quá nhiều việc, hãy chia sẻ nó cho người khác nữa bạn nhé! Dù công việc hàng ngày có bận rộn tới mức nào, hãy dành một khoảng thời gian nhất định để nghỉ ngơi.

Trò chuyện với đồng nghiệp nhiều hơn

Trò chuyện với đồng nghiệp nhiều hơn
Hãy cởi mở với đồng nghiệp

Thường thì, khi bạn bị stress tâm lý chung là bạn sẽ luôn cảm thấy khó chịu với những người xung quanh. Chính vì thế, hãy giao tiếp với đồng nghiệp nhiều hơn. Bạn có thể chia sẻ với họ những khó khăn mà bạn đang gặp phải. Đôi khi, chính đồng nghiệp của bạn cũng đã từng trải qua những vấn đề như vậy và họ hoàn toàn có thể đưa ra cho bạn được những kinh nghiệm, lời khuyên.

Xóa bỏ thói quen xấu

Stress công việc một phần do những thói quen xấu mỗi ngày gây nên. Suy nghĩ tiêu cực chính là cách mà bạn khiến cho tình trạng của mình có xu hướng ngày một trầm trọng hơn. 

Hãy nghĩ về những điều tốt đẹp theo hướng tích cực để mọi thứ trở nên tươi đẹp.  Bạn cũng không nên đặt ra những mục tiêu quá hoàn hảo, nó có thể giết chết bạn khi bạn không đạt được. Do vậy, hãy tính toán và đặt ra những mục tiêu vừa sức.

Stress công việc ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống cũng như công việc của mỗi người. Chính vì thế, bản thân người gặp phải tình trạng này cần phải hiểu đúng tình trạng mà mình đang gặp. Cùng với đó, nên cởi mở, chia sẻ để mọi người có thể hỗ trợ và giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Nguồn: Gnite.com.vn

Bạn cũng có thể thích