Stress học đường là một là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Nó có thể đến từ nhiều nguyên nhân: học hành, gia đình, bạn bè, thầy cô… Và, đối tượng gặp phải bệnh lý này là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.
Hồi chuông cảnh báo về tình trạng stress học đường đã rung lên. Nhiều người hoang mang, lo lắng và cũng có những người khá bàng quan trước thực tế này. Tâm lý, tính cách và việc học hành của trẻ thay đổi, các bậc phụ huynh cũng như các các em học sinh, sinh viên cần hiểu rõ về bệnh lý để có hướng giải quyết phù hợp.
Nội dung chính trong bài
- Stress học đường là gì?
- 5 Dấu hiệu điển hình của stress học đường
- 1. Mất hứng thú với những đam mê
- 2. Luôn trong tình trạng cảm thấy mình “thất bại”
- 3. Cảm thấy buồn bực mà không biết lý do là gì
- 4. Luôn suy nghĩ tiêu cực về mọi vấn đề
- 5. Thích ở một mình
- Hướng khắc phục khi bị stress học đường
- Về phía các em học sinh, sinh viên
- Về phía phụ huynh
- Về phía nhà trường
Stress học đường là gì?
Stress học đường không phải là vấn đề xa lạ hiện nay. Hiểu một cách đơn giản nhất thì nó chính là phản ứng của cơ thể học sinh, sinh viên trước những áp lực học hành, sự quá tải của thi cử hay đơn giản là sức nặng tâm lý đến từ gia đình…
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, vấn đề ở mỗi đối tượng sẽ có sự khác nhau. Nhưng, về cơ bản, chúng đều khiến cho các em học sinh rơi vào tình trạng căng thẳng, áp lực ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tinh thần, nhận thức, hành vi. Thế hệ thanh thiếu niên đang trải qua những ngày tháng như thế; gia đình cần có nhìn nhận đúng đắn và khách quan để phòng ngừa những hệ lụy nguy hiểm.
>> Xem thêm: Chia sẻ: 4 mẹo nhỏ giúp giải tỏa căng thẳng thần kinh nhanh nhất

5 Dấu hiệu điển hình của stress học đường
Dấu hiệu của stress học đường khá dễ nhận biết. Điều quan trọng chính là bản thân các em cũng như các bậc phụ huynh cần có sự nhìn nhận và quan tâm tới sức khỏe và hành vi của đối tượng này.
Sự mệt mỏi, uể oải, không có tâm trí học hành kèm theo đó là thành tích học tập giảm sút, đời sống tinh thần và sức khỏe của các em đều bị ảnh hưởng. Một số dấu hiệu điển hình không thể không nhắc tới sau đây:
1. Mất hứng thú với những đam mê
Tính cách của đối tượng học sinh, sinh viên luôn có sự tò mò và hiếu kỳ nhất định. Sự hiếu kì này có thể giúp các em hiểu được chính bản thân mình, phát huy những khả năng của cá nhân. Tuy nhiên, khi chính bản thân các em mất đi sự hứng thú đó, mất đi những đam mê thì có lẽ tâm lý của các em đang gặp vấn đề.
Tình trạng này hoàn toàn có thể do stress học đường gây nên. Những áp lực và ảnh hưởng từ cuộc sống khiến các em luôn bị áp lực cũng như cảm thấy khó khăn trong việc lấy lại đam mê cũng như cảm xúc của chính mình.

2. Luôn trong tình trạng cảm thấy mình “thất bại”
Một tâm lý khá điển hình khi các bạn trong độ tuổi học đường chính là “thích thể hiện bản thân”. Các em luôn có xu hướng cố gắng và thể hiện thế mạnh của bản thân mình. Tuy nhiên, nếu một thời điểm khi các em luôn có cảm giác mình vô dụng, không thể hiểu được đam mê của bản thân là gì thì có thể đó là một biểu hiện của tình trạng stress.
3. Cảm thấy buồn bực mà không biết lý do là gì
Không chỉ stress học đường mà tất cả những đối tượng người bệnh khi bị stress cũng thường có một tâm lý chung là “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”. Các em thường rơi vào tình trạng buồn phiền mà không biết lý do là gì. Các em tự tạo cho mình một bức tường ngăn cách mình với những người xung quanh.
4. Luôn suy nghĩ tiêu cực về mọi vấn đề

Có những cái chết vô cùng thương tâm đã xảy ra khi các em bị stress học đường. Trong độ tuổi vị thành niên, các em phải chịu rất nhiều áp lực từ trường lớp, thầy cô, bạn bè và những kỳ vọng từ gia đình… Học thêm dày đặc, ganh đua điểm số, luôn bị so sánh với “con nhà người ta”… Điều này khiến cho cac em bị suy kiệt cả về thể chất cũng như tinh thần.
Và, nó hoàn toàn có thể khiến cho các em hình thành nên những suy nghĩ tiêu cực; đôi khi nó dẫn tới những hành động cực đoan mà chính bản thân các em cũng không thể kiểm soát được.
5. Thích ở một mình
Với các bạn bị stress tuổi vị thành niên hay những người bị stress vì công việc cũng thường có một tâm lý chung đó chính là thích ở một mình. Mọi người luôn muốn mình có một khoảng trời riêng để suy nghĩ cho bản thân cũng như giúp cho tâm lý được trấn an.
Tuy nhiên, nếu điều này cứ lặp đi lặp lại thì lại hình thành nên một thói quen không tốt. Nó sẽ là một bất thường trong tâm lý, người đó dần muốn cách ly với thế giới, bạn bè cũng như người thân. Cha mẹ nên quan sát cũng như cân nhắc điều này để có thể tìm được hướng điều chỉnh càng sớm càng tốt.
Hướng khắc phục khi bị stress học đường
Để có thể khắc phục được tình trạng stress học đường cần có sự hỗ trợ và tác động từ nhiều hướng: chính bản thân các em, gia đình và nhà trường.
Về phía các em học sinh, sinh viên
– Sắp xếp một thời gian biểu hợp lý: Với các em nhỏ thì cần cha mẹ hỗ trợ nhưng với những em đã lớn thì nên nắm được cách sắp xếp thời gian học của mình khoa học, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
– Hãy quan tâm tới sức khỏe của chính bản thân mình: Chỉ khi nào các em khỏe, các em mới có thể tập trung học tập và có được kết quả tốt.
– Đừng đặt mục tiêu quá cao: Hiển nhiên, ai cũng sẽ có những mục tiêu học tập đề ra cho mình. Các em chỉ cần cố gắng hết sức, dù kết quả như thế nào thì các em cũng không hối hận.
– Gặp gỡ mọi người, bạn bè để tâm trạng vui vẻ hơn.
– Ngủ đủ giấc: Tuổi của các em cần phải ngủ đủ giấc mỗi đêm, phải ngủ đủ giấc các em mới có sức khỏe để học hành.
Về phía phụ huynh

– Đừng gây sức ép quá lớn cho con: Thành tích thì chắc chắn ai cũng mong muốn con mình học tốt. Nhưng, bố mẹ đừng ép con cái quá, không nên so sánh con với “con nhà người ta”.
– Tạo cho con môi trường học tập tốt: Các bậc phụ huynh có biết, môi trường học tập tốt sẽ giúp cho con bạn hình thành được tính cách cũng như giúp cho bé tránh được áp lực không cần có.
– Bổ sung dinh dưỡng hàng ngày đầy đủ, khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.
– Luôn động viên trẻ, giúp trẻ có tinh thần thoải mái.
Về phía nhà trường
Thầy cô và nhà trường cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng để giải quyết tình trạng stress học đường.
– Cần chú trọng tới vấn đề tư vấn học đường: bằng cách này, có thể giúp các em có thể dễ dàng và cởi mở hơn vượt qua những áp lực mà các em đang gặp phải.
– Tổ chức học nhóm để giải quyết các vấn đề các em đang gặp phải.
– Dành thời gian để thư giãn: Lịch học không nên sắp xếp quá dày đặc có thể gây nên tình trạng căng thẳng quá mức.
Stress học đường là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Nếu các bậc phụ huynh, các gia đình cũng như bản thân các em không nhìn nhận một cách nghiêm túc có thể khiến cho tình trạng nặng nề và gây nên những ảnh hưởng tiêu cực.
Nguồn: Gnite.com.vn
Xem thêm: