4 biểu hiện của stress sau sang chấn: Làm sao để vượt qua?

Stress sau sang chấn khiến con người trở nên yếu đuối, bị ám ảnh, không dám đối mặt với quá khứ, lại càng không đủ dũng cảm để bước tới tương lai. Vậy làm sao để nhận biết bản thân đang bị stress sau sang chấn và cách vượt qua như thế nào? Theo dõi bài viết để có câu trả lời nhé!

Stress sau sang chấn

Stress sau sang chấn là gì?

Stress sau sang chấn (hay còn gọi là PTSD: Posttraumatic Stress Disorder) là tình trạng rối loạn tâm lý, tổn thương về mặt tinh thần sau khi trải qua 1 biến cố hay sự đả kích nào đó quá lớn trong cuộc sống, biểu hiện thông qua sự sợ hãi, lo âu kéo dài mặc dù sự kiện đó đã kết thúc từ lâu. 

Tình trạng stress sau sang chấn có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, nhưng chủ yếu là người trưởng thành. Các sang chấn có thể là: trải nghiệm chiến tranh, thảm họa thiên nhiên tàn khốc, cưỡng hiếp, tai nạn khủng khiếp đe dọa tính mạng, hoặc hành vi bạo lực gây chết người…

Stress sau sang chấn không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống, tinh thần của bản thân người bệnh, mà nó còn lây lan đau khổ cho những người xung quanh. Bệnh có thể chữa khỏi nếu được can thiệp kịp thời hoặc nặng hơn (gây biến đổi nhân cách, biến thành 1 con người khác) hoặc ở mức duy trì (người nửa tỉnh nửa mê, sống xa rời thực tại).

Stress sau sang chấn là gì?
Stress sau sang chấn là những rối loạn về tâm lý sau biến cố, sự kiện đau lòng nào đó

4 biểu hiện của stress sau sang chấn

Stress sau sang chấn thường phát sinh sau sang chấn một thời gian (ngắn là 1 tuần, dài là vài tháng, lâu hơn có thể hàng chục năm). Những người bị stress sau sang chấn sẽ có các biểu hiện như:

1. Bị ám ảnh về sự kiện gây sang chấn

Những người bị stress sau sang chấn sẽ luôn có cảm giác ám ảnh về sự kiện đó, dù nó đã qua đi rất lâu. Người bệnh vẫn không thôi nghĩ về nó, thậm chí xuất hiện cả trong những giấc mơ, tạo nên một miền ký ức đau khổ, tuyệt vọng, một “vũng lầy” không thể bước qua. 

Hoặc khi có ai đó vô tình nhắc về nó, cảm xúc bỗng trở nên mãnh liệt, các phản ứng như: hồi hộp, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, cảm giác khó thở, muốn ngất xỉu… như thể trải qua sang chấn thêm 1 lần nữa.

2. Không dám đối diện với sang chấn

Mặc dù rất muốn quên nhưng người bị stress sau sang chấn vẫn không thể quên được sự kiện đau lòng ấy, không dám đối diện với nó. Họ luôn tìm cách tránh né những suy nghĩ, câu chuyện hay cảm xúc liên quan đến sang chấn. Mọi thứ trở nên hỗn loạn, vỡ vụn.

Đồng thời, họ cũng tìm cách tránh né những người hoặc địa điểm có liên quan đến sự kiện gây sang chấn. Với suy nghĩ không bao giờ muốn lặp lại nó thêm lần nữa.

Không dám đối diện với sang chấn

3. Suy nghĩ tiêu cực vì stress sau sang chấn

Người bị stress sau sang chấn cũng gần như mất phương hướng trong cuộc sống, trí nhớ bị giảm sút, hành vi khó kiểm soát. Không còn cảm giác với người, sự vật, sự việc xung quanh, sống khép kín, thu mình, không còn hứng thú với các hoạt động xã hội, niềm vui, sở thích của bản thân.

Họ cũng không còn đam mê với bất cứ điều gì, lý tưởng, mục tiêu đều biến mất, tương lai ra sao cũng không còn quan tâm.

4. Stress sau sang chấn gây khó ngủ, mất ngủ, tâm trạng thất thường

Khó ngủ, thậm chí mất ngủ cũng là biểu hiện của người bị stress sau sang chấn. Họ không thể chìm vào giấc ngủ, hoặc ngủ cũng không sâu, dễ bị giật mình tỉnh giấc bởi những cơn ác mộng, ám ảnh bởi quá khứ đau lòng. 

Tâm trạng trở nên nhạy cảm, cảnh giác với mọi thứ xung quanh, buồn vui thất thường, hay cáu gắt, nổi nóng, luôn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn, không thể tập trung vào bất cứ công việc gì. 

Stress sau sang chấn gây khó ngủ, mất ngủ, tâm trạng thất thường

Cách vượt qua stress sau sang chấn

Stress sau sang chấn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, tinh thần của người bệnh. Nếu không chữa trị kịp thời có thể hình thành bệnh tâm thần, gây rối loạn chức năng đời sống (không thể tự chủ về hành vi, nhận thức của bản thân). 

Vì vậy, cần sớm can thiệp bằng cách:

Sử dụng thuốc

Tùy vào mức độ nặng nhẹ và biểu hiện của stress sau sang chấn, bác sĩ sẽ cân nhắc để dùng các loại thuốc khác nhau. Có thể là thuốc chống trầm cảm, hoặc các thuốc chỉnh khí sắc có thể được sử dụng cho mục đích điều trị triệu bệnh. 

Lưu ý: Việc dùng thuốc cần theo đúng chỉ định, liệu trình của bác sĩ, kết hợp theo dõi tiến triển nặng nhẹ của bệnh để có những thay đổi thích hợp.

Liệu pháp tâm lý điều trị stress sau sang chấn

Bên cạnh sử dụng thuốc thì stress sau sang chấn cũng có thể khắc phục bằng liệu pháp tâm lý, đặc biệt là với những trường hợp sang chấn nhẹ. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách thay đổi suy nghĩ, loại bỏ ý nghĩ tiêu cực, đồng thời nhìn nhận trực tiếp vào sự việc để vượt qua nó, tạo dựng niềm tin, củng cố sự mạnh mẽ cho bệnh nhân để không lún sâu vào đau khổ.

Liệu pháp tâm lý điều trị stress sau sang chấn

Vượt qua stress sau sang chấn bằng nỗ lực từ bản thân và sự trợ giúp xung quanh

Muốn vượt qua stress sau sang chấn thì ý chí, nghị lực của bản thân cũng vô cùng quan trọng. Cần học cách kiên cường, mạnh mẽ trong mọi tình huống để sẵn sàng vượt qua biến cố. Hãy hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống, đừng mải mê, chìm đắm, tuyệt vọng bởi quá khứ.

Ngoài ra, hãy chia sẻ với người thân, bạn bè để nhận sự trợ giúp. Không nên cam chịu, sống thu mình. Những lúc cần nhận sự động viên, quan tâm, giúp đỡ, hãy lên tiếng, đừng tự cô lập bản thân. Tiếp xúc với nhiều người mới, môi trường mới cũng là cách để quên đi biến cố.

Tóm lại, stress sau sang chấn là tình trạng bất cứ ai cũng có thể trải qua vì sự đời vô thường, không ai có thể nói trước. Điều quan trọng là biết cách mạnh mẽ để vượt qua nó, tiếp tục sống thật tốt!

Nguồn: Gnite.com.vn

Bạn cũng có thể thích